THỨ BẠN GHÉT KHÔNG PHẢI CUỘC SỐNG ĐƠN ĐIỆU MÀ LÀ SỰ THẤT BẠI CỦA CHÍNH MÌNH

Một phần của tài liệu 5412-gioi-han-cua-ban-chi-la-xuat-phat-diem-cua-toi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 32 - 35)

BẠI CỦA CHÍNH MÌNH

Nhiều người không thích cuộc sống hiện tại của mình vì thấy nó nhạt nhẽo, đơn điệu, dù ngày ngày vất vả nhưng chẳng có gì phát triển, thậm chí còn dậm chân tại chỗ. Cuộc sống thoải mái, tràn đầy năng lượng chỉ có trong tiểu thuyết, phim ảnh. Trên Wechat của người khác ngày nào cũng đăng đồ ăn Tây, nhà cao cửa rộng... còn mình thì chỉ có dưa muối và nhà đi thuê. Bạn muốn thay đổi nhưng không biết bắt đầu thế nào.

Bạn than phiền cuộc sống, công việc hiện tại không thú vị như bạn tưởng, nhưng chính bạn là người như thế nào, bạn biết không? Ai cũng muốn sống một cuộc đời khác, như trong phim thần tượng, trong tiểu thuyết thanh xuân, trong câu chuyện tổng tài bá đạo của Mary Sue*, bởi trong những câu chuyện đó bạn không cần nỗ lực, cũng chẳng có áp lực, luôn có người yêu thương, có người mua túi, mua nhà, mua xe cho bạn, yêu bạn vô điều kiện.

Cuộc sống như vậy ai mà không muốn?

Bạn cảm thấy mình không còn thích thú cuộc sống hiện tại, vậy bạn thích cuộc sống như thế nào? Bạn có năng lực thay đổi cuộc sống hiện tại không? Làm thế nào thay đổi được nó? Không ai có thể trả lời giúp bạn những câu hỏi này, tất cả phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần có tiền là thay đổi được mọi thứ, nhưng có khi già rồi họ vẫn chưa đủ tiền thay đổi điều gì.

Chúng ta chán ghét cuộc sống hiện tại, thực chất là chúng ta đang ghét chính con người mình, con người lười biếng, cái gì cũng muốn nhưng chẳng chịu làm. Lúc nào chúng ta cũng ảo tưởng mình công thành danh toại, đến lúc giật mình tỉnh dậy thì đã đi làm muộn ba phút và sếp đang tức giận đứng đợi. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế khiến chúng ta ngày càng lười biếng, mất niềm tin. Vật giá leo thang không ngừng cộng thêm trách nhiệm, gánh nặng khi sắp bước vào tuổi 30 khiến chúng ta bị dồn nén đến không thở nổi. Mới ra trường bước chân vào xã hội thì mơ ước một cuộc sống tươi đẹp như trong tạp chí; ngờ đâu bản thân ngày càng không thể tự kiểm soát hiện thực, đây mới thật sự là thứ chúng ta ghét.

Tôi từng đọc được trên báo một câu thế này: "Họ không ngừng ảo tưởng, không ngừng đau khổ, sáng hôm sau tỉnh dậy họ vẫn đứng trong vũng lầy. Cái gì cũng muốn nhưng không chấp nhận mất mát nên chẳng đạt được gì. Những người trẻ tuổi cứ bị cái vòng luẩn quẩn ấy kìm kẹp."

Gần đây tôi bắt đầu đặt ra mục tiêu học tiếng Anh, tôi mong một năm sau tiếng Anh của mình sẽ lưu loát như tiếng mẹ đẻ. Mỗi buổi học tôi phải nghe đi nghe lại, làm đi làm lại các dạng bài tập, ngày nào cũng liên tục hai tiếng đồng hồ như thế, có hôm tôi còn học bài đến sáng sớm tinh mơ. Người nhà ai cũng hỏi tôi sao muộn thế vẫn còn học, có mệt không. Mệt chết đi chứ. Đơn điệu không? Đơn điệu quá đi chứ. Tiến bộ nhanh không? Sắp đập luôn cái máy tính đi rồi.

Thật ra, thứ chúng ta muốn không phải cuộc sống thú vị mà là có được cảm giác thành công. Muốn thành công bạn phải thật nỗ lực, quá trình bạn không ngừng nỗ lức ấy chính là cuộc sống đơn điệu hiện giờ, như thế bạn đang nằm gai đợi ngày nếm mật vậy.

Hãy nghĩ kỹ xem, thứ bạn muốn thật ra là gì?

* Mary Sue: khái niệm "Mary Sue" được dùng lần đầu tiên năm 1974 trong một fan fiction của Star Trek do Paul Smith viết, đây là một nhân vật tuyệt đẹp nửa người, nửa Vulcan. Sau đó, thuật ngữ này được dùng ngày càng phổ biến, để chỉ những cô gái hoàn hảo về mọi mặt.

"CHỒNG CẬU CÓ TIỀN THẾ, CHĂM CHỈ ĐỂ LÀM GÌ?"

Ông chủ Facebook Mark Zuckgerberg và vợ Priscilla có ý định 10 năm nữa sẽ quyên góp thêm 3 tỷ USD cho xã hội nhằm hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh tật. Tin tức vừa được đưa ra, hàng loạt bài báo bắt đầu ca tụng Priscilla có chí hướng, lý tưởng lớn. Mọi người quên mất khi hai người mới kết hôn, họ đã chê bai Priscilla xấu xí, may mắn lấy được chồng đại gia thế nào.

Priscilla từng nói một câu rất hay: "Facebook của Zuckgerberg rất tuyệt, nhưng tôi vẫn cần con đường riêng của mình chứ không phải đứng phía sau bạn trai. Tôi có mơ ước riêng, tôi không muốn núp bóng ai cả, dù người đó ưu tú thế nào."

Tôi cảm nhận được nguồn năng lượng ấm áp và thái độ bình tĩnh ngay trong câu nói này. Chúng ta vẫn hô hào độc lập cho nữ giới, nhưng nữ giới có thật sự coi trọng bản thân hay không, có cảm thấy mình cần độc lập hay không mới là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Khi tôi đang hoàn tất thủ tục nghỉ việc, không ít người hỏi: "Vậy sau này cô để chồng nuôi à?"

Có người lại nói: "Chị mang bầu thế còn nghỉ việc, chi bằng cứ ở lại công ty, đồng ra đồng vào cũng đỡ gây áp lực kinh tế cho chồng."

Tại sao họ lại nghĩ như vậy?

Tôi thấy phụ nữ chỉ cần lấy ông chồng giỏi giang hay có bố mẹ chồng giàu lập tức sẽ bị hỏi: "Lấy chồng xong có đi làm nữa không?" , "Chồng giàu thế đủ nuôi cả đời rồi, đi làm làm gì nữa?"

Trong suy nghĩ của nhiều người, mục đích của hôn nhân là để nữ giới dựa dẫm vào nam giới, sống dư dả hơn. Nếu lấy được ông chồng giàu có mà vợ vẫn gắng sức kiếm tiền sẽ bị người ta dị nghị "có ý đồ".

Trong một bài viết tôi từng nói: Phụ nữ trước và sau sinh con nhất định phải kiếm được tiền.

Rất nhiều người hỏi tôi, nếu kết hôn không phải để dựa dẫm vào tiền của chồng thì tôi kết hôn làm gì?

Một người bạn trên mạng đã trả lời vấn đề này như sau: "Khi ai đó hỏi, tại sao phải tìm kiếm một nửa của mình, tôi rất muốn nói, tìm kiếm một nửa để cả hai có chỗ dựa tinh thần, cùng nhau nỗ lực. Suy nghĩ lấy người giàu để thay đổi cuộc đời quá hão huyền. Nếu phải phụ thuộc hết vào người khác, chi bằng thay đổi chính mình, hai người là chỗ dựa của nhau, như vậy không phải tuyệt vời nhất sao?

Một phần của tài liệu 5412-gioi-han-cua-ban-chi-la-xuat-phat-diem-cua-toi-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)