Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp cảm quan.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ thực phẩm quy trình sản xuất bánh cookies bổ sung matcha (Trang 35 - 37)

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp cảm quan.

Phép thử cho điểm thị hiếu

cho điểm thị hiếu.

Mục đích: Xác định mức độ ưa thích hay khả năng chấp nhận của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đánh giá.

Nguyên tắc: Các mẫu được phục vụ theo trật tự ngẫu nhiên. Người thử nếm từng mẫu theo thứ tự từ trái sang phải và cho biết mức độ ưa thích của họ đối với từng mẫu trên thang điểm thị hiếu.

Cách tiến hành:

Mẫu thử: Các mẫu được trình bày theo trật tự hình vuông Latin Williams. (Phụ lục 1).

Người thử: Người thử là người tiêu dùng, chưa qua huấn luyện. Người thử có nhiệm vụ cho điểm trên thang điểm theo sở thích của mình, do đó đây cũng là một nhược điểm của phép thử cho điểm thị hiếu. Bởi vì mỗi người thử có một sở thích khác nhau hay nói cách khác là khung đối chiếu khác nhau. Vì vậy, khi cho điểm, người thử dựa trên khung đối chiếu của mình từ đó đưa ra các kết quả mà có thể là cùng số điểm nhưng ý nghĩa của nó lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, lượng người thử cho phép thử này càng lớn càng tốt.

Thang đo cấu trúc: Trong phép thử mức độ chấp nhận thường sử dụng thang đo cấu trúc là thang đo mức độ ưa thích của người tiêu dùng trên các điểm số nguyên dương. Trên mỗi điểm có gắn các từ mô tả thị hiếu hoặc gắn hai đầu mút thang và điểm giữa thang. Thang đo cấu trúc có nhiều thang điểm như: 3, 5, 7, 9, 11, 13,… phổ biến là thang 7 và 9 điểm. Trong thí nghiệm sử dụng phép thử với thang điểm 9. Phiếu đánh giá: Sử dụng phiếu đánh giá và phiếu hướng dẫn thí nghiệm riêng biệt. Mỗi phiếu đánh giá ứng với một mẫu thử. Mẫu phiếu đánh giá và phiếu hướng dẫn được trình bày ở phần phụ lục 3.

Một phần của tài liệu Đồ án công nghệ thực phẩm quy trình sản xuất bánh cookies bổ sung matcha (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w