Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI II (Trang 42)

1.3.2.1. Tình hình kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các chủ thể kinh tế với các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau, bất kỳ một sự biến động nào cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, lĩnh vực còn lại. Các NHTM chính là cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, tính ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng - đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Các yếu tố cấu thành lên môi trường kinh tế gồm có các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, vi mô của Nhà nước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người… Các yếu tố này đóng vai trò định hướng nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh lành mạnh, thu nhập người dân tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng, tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, qua đó nhu cầu tín dụng tăng cao. Ngược lại, khi tình hình kinh tế bất ổn, môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, tỷ lệ thất nghiệp cao, đầu tư dàn trải không mang lại hiệu quả kinh tế, nhu cầu vốn mở rộng hoạt động kinh doanh không có, tỷ lệ lạm phát quá cao thì doanh nghiệp sẽ có xu hướng thu hẹp hoạt động, không tái đầu tư, tiêu dùng giảm sút, nhu cầu tín dụng giảm, vốn tín dụng đã thực hiện không đạt hiệu quả hoặc không thể thu hồi vốn đúng tiến độ, doanh nghiệp không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khi đó, quy mô và chất lượng tín dụng KHDN sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, khi hoạt động sản xuất vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn tới một lượng lớn hàng hóa bị tồn kho, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, không thể mở rộng hoạt động sản xuất dẫn đến hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Trước áp lực tăng trưởng, nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc, quy trình tín dụng thì càng làm giảm chất lượng tín dụng. Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn, các doanh

nghiệp có xu hướng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn tăng, nhu cầu tín dụng cũng tăng theo và rủi ro ít, chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có những khoản vay vượt quá quy mô hoạt động cũng như năng lực quản lý của khách hàng nên vẫn khó tránh khỏi việc gặp rủi ro. NHTM cần luôn cẩn trọng trong công tác cấp tín dụng.

Mức độ hợp lý giữa lãi suất cho vay với mức lợi nhuận của dự án sản xuất kinh doanh và dịch vụ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp. Với mức lãi suất quá cao, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ khó có khả năng trả nợ, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của doanh nghiệp đó và toàn bộ nền kinh tế thị trường nói chung. Hoạt động tín dụng KHDN của NHTM sẽ không còn là đòn bẩy để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và chất lượng tín dụng KHDN cũng vì thế mà giảm sút.

1.3.2.2. Tình hình chính trị, xã hội

Trong khi tình hình kinh tế tác động mạnh và trực tiếp đến mọi thành phần thì tình hình chính trị cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một quốc gia có môi trường chính trị xã hội ổn định, không có chiến tranh, bạo động, bộ máy lãnh đạo Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đoàn kết, hiệu quả, có đường lối chính sách của Đảng sáng suốt và hợp lý sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư và sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Xã hội có ổn định thì nền kinh tế mới được phát triển, những biến động, bất ổn định về chính trị hay xã hội như biểu tình, đình công hay chiến tranh giữa các nước, chiến tranh giữa các đảng phái cũng sẽ gây ra sự xáo trộn cho toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hệ quả là hoạt động của NHTM nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng sẽ bị tác động nghiêm trọng.

1.3.2.3. Chính sách pháp luật

Chính sách pháp luật là hệ thống các luật và các văn bản pháp quy dưới luật liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, bao gồm các quy định trong luật, nghị định của chính phủ, thông tư của NHNN về chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về hoạt động, về lãi suất, về ngoại tệ, tỷ giá hối đoái...

Chính sách pháp luật ngắn gọn, chặt chẽ có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng. Hệ thống pháp luật cần đảm bảo tính đồng bộ, khoa học, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật. Các quy định của pháp luật về luật NHTM, các quy định về lãi suất huy động trần và lãi suất cho vay, chính sách về tỷ giá hối đoái… buộc các NHTM phải tuân thủ và thực hiện có tác động rất lớn đến hoạt động của NHTM đó. Dưới sự giám sát của các cơ quan pháp luật, chính sách pháp luật được NHTM thực hiện nghiêm minh, công bằng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc các NHTM gian lận, kinh doanh lách luật, đồng thời tránh hiện tượng khách hàng làm ăn bất chính, lừa đảo chiếm đoạt vốn của nhân hàng. Những chính sách pháp luật về tín dụng phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội sẽ kích thích hoạt động tín dụng có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng tín dụng KHDN.

1.3.2.4. Ảnh hưởng của môi trường: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Các thảm họa thiên nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh là những rủi ro khó lường trường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây thua lỗ nặng lề. Doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn, thiếu nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào đồng nghĩa với việc DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng KHDN.

1.3.2.5. Nhân tố khách quan từ khách hàng doanh nghiệp

Để đảm bảo khoản cấp tín dụng của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ, thì khách hàng doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Năng lực của khách hàng doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, có năng lực quản trị tốt đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp tốt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận, khả nưng thanh toán, cơ cấu vốn, bộ máy quản lý, dòng tiền...

Ngân hàng đánh giá, ra quyết định cho vay phụ thuộc nhiều vào năng lực tài chính, năng lực thực hiện dự án, phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo. Một doanh nghiệp có năng lực tốt, đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn đưa ra được các chiến lược

phát triển, cạnh tranh phù hợp cho doanh nghiệp, sẽ đảm bảo sự thành công của phương án kinh doanh, phát triển mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm thiết bị, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, tạo uy tín trên thị trường. Từ đó, hoạt động của doanh nghiệp sinh lời, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng cần thẩm định đúng tình hình hoạt động và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Tư cách đạo đức của khách hàng doanh nghiệp

Một số khách hàng doanh nghiệp sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn che dấu hoạt động yếu kém, cung cấp số liệu sai sự thật để lừa gạt ngân hàng, làm ngân hàng thẩm định sai mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp gây ra rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Không ít doanh nghiệp hiện nay, do thiếu vốn, cần vốn gấp, đã lập báo cáo tài chính không minh bạch, cung cấp thông tin không chính xác cho ngân hàng. Ngân hàng không nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Khi vay vốn có thể hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất tốt. Nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khiến dự án gặp vấn đề. Khách hàng có biểu hiện trì hoãn trong việc bố trí cho cán bộ tín dụng đi kiểm tra tình hình thực tế sau vay của doanh nghiệp, không cung cấp số liệu thông tin của mình cho Ngân hàng. Đây là dấu hiệu nhận biết chất lượng khoản cấp tín dụng cho doanh nghiệp có vấn đề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 khái quát phần lý thuyết cơ sở về hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại. Luận văn cũng nêu ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng KHDN trong NHTM.

Cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng KHDN trong NHTM của chương này là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp cũng như cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại NHTM. Các NHTM cần nắm rõ vai trò của tín dụng KHDN với hoạt động kinh doanh, các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng KHDN; nắm vững các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng KHDN cũng như thường xuyên đưa ra giải pháp thông qua các bộ tiêu chí đo lường chất lượng tín dụng KHDN và tình hình hoạt động thực tế của các doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH HÀ NỘI II 2.1. Khái quát chung về Agribank chi nhánh Hà Nội II

2.1.1. Lịch sử quá trình thành lập và phát triển của Agribank chi nhánhHà Nội II Hà Nội II

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi nhánh Hà Nội II được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh lần đầu ngày 18 tháng 01 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 6 tháng 11 năm 2017, mã số chi nhánh: 0100686174-045, trụ sở làm việc tại số 34 đường Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Agribank chi nhánh Hà Nội II hoạt động theo ủy quyền của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), mã số doanh nghiệp: 0100686174, địa chỉ trụ sở chính: Số 2 đường Láng Hạ, phường Thanh Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ngày 18 tháng 01 năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Xuân được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0116000952 do phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Sau đó, đổi tên thành ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (Agribank chi nhánh Thanh Xuân). Agribank chi nhánh Thanh Xuân gồm hội sở Agribank chi nhánh Thanh Xuân và 3 phòng giao dịch phụ thuộc gồm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân – phòng giao dịch số 1, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân – phòng giao dịch số 33, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân – phòng giao dịch số 46.

Agribank chi nhánh Hà Nội II tiền thân là Agribank chi nhánh Thanh Xuân, được đổi tên gọi theo công văn số 1994/Cục I.5 ngày 6 tháng 10 năm 2017 về việc chấp thuận đổi tên gọi Chi nhánh Phòng giao dịch của Agribank của Cục thanh tra giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội.

Ngày 13 tháng 10 năm 2017, chủ tịch hội đồng thành viên Agribank ra quyết định số 1813/QĐ-HĐTV-TCTL về việc thay đổi tên gọi Agribank chi nhánh Thanh Xuân thành Agribank chi nhánh Hà Nội II và tên gọi 3 phòng giao dịch phụ thuộc của Agribank chi nhánh Thanh Xuân thành Agribank chi nhánh Hà Nội II – phòng giao dịch số 1, Agribank chi nhánh Hà Nội II – phòng giao dịch số 33, Agribank chi nhánh Hà Nội II phòng giao dịch 46; đồng thời sát nhập thêm 3 chi nhánh gồm Agribank chi nhánh Hà Tây – huyện Thanh Oai (đổi tên thành Agribank chi nhánh Hà Nội II – huyện Thanh Oai), Agribank chi nhánh Hà Tây – huyện Thường Tín (đổi tên thành Agribank chi nhánh Hà Nội II – huyện Thường Tín), Agribank chi nhánh Hà Tây – huyện Phú Xuyên (đổi tên thành Agribank chi nhánh Hà Nội II – huyện Phú Xuyên). Điều đó làm tăng quy mô của Agribank chi nhánh Hà Nội II lên đáng kể, giúp Agribank chi nhánh Hà Nội II trở thành 1 trong 5 chi nhánh có quy mô lớn nhất khu vực Hà Nội trong hệ thống Agribank.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động và đặc điểm kinh doanh của Agribank chinhánh Hà Nội II nhánh Hà Nội II

Tính đến 30 tháng 6 năm 2020, Agribank Chi nhánh Hà Nội II có mạng lưới rộng lớn, quản lý 3 Chi nhánh loại II (Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên) và 12 Phòng giao dịch trực thuộc (3 Phòng giao dịch trực thuộc Hội sở, 9 Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh loại II), có mặt tại các quận nội thành Thành phố Hà Nội và các huyện thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây cũ với 318 cán bộ, nhân viên am hiểu, gắn bó địa phương. Agribank Chi nhánh Hà Nội II hiện là đối tác tin cậy của trên 300 nghìn khách hàng tiền gửi, tiền vay và khách hàng sử dụng dịch vụ.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank chi nhánh Hà Nội II

Agribank chi nhánh Hà Nội II gồm Hội sở (Các phòng và phòng giao dịch số 1, số 33, số 46 trực thuộc chi nhánh) với 139 cán bộ nhân viên; Agribank chi nhánh Thanh Oai gồm 53 cán bộ nhân viên, Agribank chi nhánh Thường Tín gồm 53 cán bộ nhân viên, Agribank chi nhánh Phú Xuyên gồm 72 cán bộ nhân viên.

Chức năng nhiệm vụ của Agribank chi nhánh Hà Nội II

+ Huy động vốn bằng VNĐ và các loại ngoại tệ từ cá nhân và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

+ Cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ. + Đại lý ủy thác chính thức cấp vốn cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển của Chính phủ các nước và tổ chức tín dụng nước ngoài đối với doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại Việt Nam.

+ Đầu tư tài chính dưới hình thức góp vốn liên doanh liên kết với nhiều tổ chức tín dụng trong và nước ngoài.

+ Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán tại quầy và trực tuyến trong nước thông qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.

+ Đại lý thẻ tín dụng quốc tế :Visa, Master Card, JCB Card. BAN GIÁM ĐỐC

CN Thường

Tín CN Thanh Oai CN Phú Xuyên PGD số 1 PGD số 33 PGD số 46 Phòng kế toán và

ngân quỹ Phòng Tổng hợp Phòng dịch vụ và

Marketing kiểm soát nội bộPhòng kiểm tra Phòng HSX và cá

nhân Phòng KHDN Phòng kế hoạch

+ Cung cấp séc du lịch, ATM

+ Cung cấp các dịch vụ ngân quỹ như: thu đổi ngân phiếu thanh toán,chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ.

+Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ L/C, bảo lãnh, bao thanh toán.

2.1.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank chinhánh Hà Nội II giai đoạn 2017-2019 nhánh Hà Nội II giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Nội II giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Tỷ VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI II (Trang 42)

w