Đặc tính hấp thụ hiệu suất cao của MPAs hấp thụ hai chiều sử dụng cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tính chất hấp thụ sóng điện từ đẳng hướng của vật liệu biến hóa trên cơ sở kết hợp với graphene (Trang 95 - 97)

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU MPAs HẤP THỤ ĐẲNG HƯỚNG HAI CHIỀU

3.4. MPAs hấp thụ hai chiều theo cơ chế chồng chập cộng hưởng

3.4.1. Đặc tính hấp thụ hiệu suất cao của MPAs hấp thụ hai chiều sử dụng cơ

cộng hưởng từ (mục 3.5).

3.4. MPAs hấp thụ hai chiều theo cơ chế chồng chập cộng hưởng

3.4.1. Đặc tính hấp thụ hiệu suất cao của MPAs hấp thụ hai chiều sử dụng cơ chế chồng chập cộng hưởng cơ chế chồng chập cộng hưởng

Hình 3.17. Sự phân bố dòng điện, điện trường và mô hình mạch điện tương đương của CWP tại cộng hưởng điện và cộng hưởng từ.

Để làm rõ bản chất vật lý về ý tưởng chồng chập cộng hưởng điện-từ của cấu trúc DP dẫn đến hiệu suất hấp thụ cao, mô hình mạch điện LC tương ứng với cộng hưởng điện và cộng hưởng từ được trình bày chi tiết trong Hình 3.17. Trong các mô

Cộng hưởng điện

Cộng hưởng từ Kim loại

Điện môi

Dòng điện Điện trường

hình mạch điện LC, phần tử điện trở được đưa vào để đánh giá mức độ hấp thụ do cộng hưởng gây ra. Với cấu trúc DP, khi tương tác với sóng điện từ, từ trường ngoài tạo ra dòng ngược chiều chạy trên hai đĩa kim loại, từ đó sinh ra từ trường thứ cấp. Khi đó, trong mạch điện tương đương LmCmRm, xuất hiện dòng điện cảm ứng. Ở tần

số cộng hưởng fm (cộng hưởng từ), cảm kháng triệt tiêu với dung kháng nên dòng

điện cảm ứng là cực đại. Khi đó, tổn thất ohmic (tỏa nhiệt) sinh ra theo định luật Joule-Lenz đạt cực đại, tương ứng với cực đại hấp thụ trong phổ hấp thụ. Bên cạnh đó, điện trường của sóng điện từ gây ra dòng điện song song trên hai đĩa kim loại của DP. Điều này cũng làm cho hai tấm kim loại tương đương với một cuộn cảm khác là

Le. Cuộn cảm này khác với Lm do sự phân bố dòng điện khác nhau. Khoảng trống

giữa hai ô cơ sở liền kề tương đương với tụ điện Ce. Bản chất vật lý của sự hấp thụ ở

tần số cộng hưởng điện fe tương tự như ở cộng hưởng từ.

Thực tế, khi tương tác với sóng điện từ, từ trường và điện trường luôn cùng tồn tại, có nghĩa là hai mô hình mạch điện tồn tại đồng thời. Tuy nhiên, do các độ tự cảm và các điện dung tương đương là khác nhau nên hiện tượng cộng hưởng từ và cộng hưởng điện có thể xảy ra ở các tần số khác nhau. Tại tần số fm, cường độ dòng

điện do từ trường cảm ứng gây ra có cường độ lớn trong khi cường độ dòng điện do điện trường cảm ứng gây ra yếu hơn nhiều và ngược lại.

Do mỗi tần số trong hai tần số cộng hưởng phụ thuộc vào các thông số hình học khác nhau nên có thể điều chỉnh riêng từng tần số để chồng chập chúng với nhau. Khi hai tần số cộng hưởng chồng chập, dòng điện cảm ứng mạnh hơn. Dòng điện cảm ứng khi đó là tổng của dòng điện cảm ứng gây ra bởi cộng hưởng từ và cộng hưởng điện, dẫn đến tổn thất ohmic cao hơn. Sự gia tăng tổn thất ohmic có thể được giải thích về mặt định lượng bằng các tính toán sau đây. Gọi Im là dòng điện cảm ứng gây

ra bởi từ trường, Ie là dòng điện cảm ứng gây ra bởi điện trường, R là điện trở tương đương của hai tấm kim loại (mỗi tấm là R/2). Để đơn giản, chúng tôi giả sử rằng dòng điện cảm ứng tại cả hai tần số cộng hưởng có cường độ độc lập với tần số cộng hưởng. Có nghĩa là dòng điện cảm ứng khi xảy ra cộng hưởng từ (hoặc điện) tại tần số f1 và

tần số f2 là như nhau. Tổn thất được tạo ra tại các tần số cộng hưởng riêng lẻ Pm và Pe có thể được xác định theo định luật Joule-Lenz:

2

m m

2

e e

PI R (3.6)

Khi xảy ra hiện tượng hai cộng hưởng cùng tần số thì dòng điện chạy trên hai lớp kim loại lần lượt là Im – Ie và Im + Ie . Do đó, tổn thất ohmic tổng cộng Pme trong

trường hợp này là:  2  2 2 2 2 2 me m e m e m e m e R R PIIIII R I R PP (3.7) Từ phương trình (3.7) có thể thấy rằng khi hai cộng hưởng trùng nhau, tổn thất ohmic sẽ là tổng của tổn thất do cộng hưởng từ và tổn thất do cộng hưởng điện. Tuy nhiên như đã trình bày ở phần trước (1.1.1), các MPAs hấp thụ sóng điện từ bằng cách chuyển hóa năng lượng sóng điện từ: một phần thành nhiệt trên các bộ cộng hưởng kim loại (tổn thất ohmic), một phần thành nhiệt trên cách thành phần điện môi. Vì vậy nếu xét về hiệu suất hấp thụ tổng thể thì quá trình phức tạp hơn, nhưng rõ ràng khi hai cộng hưởng trùng nhau thì hiệu suất hấp thụ tại tần số cộng hưởng trùng nhau sẽ được tăng cường.

Các phân tích mô phỏng đã chỉ ra rằng tần số cộng hưởng fe phụ thuộc vào

khoảng cách giữa các bộ cộng hưởng (kích thước ô cơ sở). Mặt khác, tần số cộng hưởng từ fm không phụ thuộc vào khoảng cách đó. Điều này đã được kiểm chứng

bằng thực nghiệm [14]. Do đó, bằng cách điều chỉnh kích thước ô cơ sở, tần số fe có

thể thay đổi trong khi fm không thay đổi (trong điều kiện lý tưởng mà sự kết cặp giữa

các bộ cộng hưởng là không đáng kể).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu tính chất hấp thụ sóng điện từ đẳng hướng của vật liệu biến hóa trên cơ sở kết hợp với graphene (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)