Byte chẵn lẻ được truyền một cách độc lập trong phần giống như phần MPE-FEC. Độ dài của MPE-FEC được hiệu chỉnh để chúng chính xác trên từng cột. Các cột đục lỗ không được truyền và không được báo hiệu.
CHƯƠNG 5
LỚP VẬT LÝ CỦA DVB-H
Các đặc điểm mới của lớp vật lý DVB-H sau được xây dựng trên lớp vật lý DVB-T:
- Chế độ 4K để thoả hiệp giữa kích thước ô SFN và tính di động cho phép việc thu đơn anten trong các SFN trung bình ở tốc độ rất cao.
- Ghép xen nội các symbol sâu với chế độ 2K và 4K sẽ hoàn thiện hơn nữa cường độ tín hiệu trong môi trường di động và tăng khả năng chịu đựng trong điều kiện có nhiễu xung.
- Các đặc điểm nổi bật này giúp thiết kế mạng một cách linh hoạt cho thu di động để có thể thu di động bằng một anten đơn trong mạng đơn tần – SFN cỡ trung bình và lớn.
Mục đích của mode 4K là cải thiện tính mềm dẻo trong lập kế hoạch mạng bằng cách dung hòa tính di động (mobility) và kích thước của mạng SFN. Ngoài ra để cải thiện hơn nữa tính mạnh khỏe của các mode DVB –T 2K và 4K trong môi trường di động và các điều kiện thu nhiễu xung, bộ chèn theo độ sâu cũng được sử dụng và chuẩn hóa.
Mode truyền dẫn 4K là sự nội suy các thông số được xác định cho các mode 2K và 8K. Nó có mục đích dung hòa giữa độ lớn kích thước tế bào mạng đơn tần và chỉ tiêu thu di động, cung cấp mức độ linh hoạt hơn nữa trong lập kế hoạch mạng.
Các mức độ dung hòa có thể được biểu thị như sau:
• Mode DVB –T 8K cho cả hoạt động máy phát đơn và các mạng SFN nhỏ, trung bình và lớn. Nó cung cấp dung sai Doppler ở mức cho phép thu di động tốc độ cao.
• Mode DVB –T 4K có thể được dùng cho cả hoạt động máy phát đơn và các mạng SFN nhỏ và trung bình. Nó cung cấp dung sai Doppler ở mức cho phép thu di động tốc độ rất cao.
• Mode DVB –T 2K thì thích hợp cho hoạt động máy phát đơn và các mạng SFN nhỏ với khoảng cách máy phát bị giới hạn. Nó cung cấp dung sai Doppler ở mức cho phép thu di động tốc độ cực kỳ cao.
Hình 5.1 mô tả các khối trong hệ thống DVB-T bị ảnh hưởng bởi chế độ 4K thêm.
Hình 5.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền dẫn DVB-H
Đối với các mode 2K và 8K các bộ chèn theo độ sâu làm tăng tính mềm dẻo của chèn symbol bằng cách tách bộ chèn trong (inner interleaver) khỏi mode truyền dẫn được sử dụng. Tính mềm dẻo này cho phép các tín hiệu 2K và 4K dùng bộ nhớ của bộ chèn symbol 8K để tăng hiệu quả gấp 4 lần (với mode 2 K) hoặc 2 lần (với mode 4K) độ sâu chèn của bộ chèn symbol để cải thiện việc thu trong các kênh fading. Điều này cũng cung cấp mức bảo vệ thêm chống lại các xung nhiễu ngắn do can nhiễu đánh lửa hoặc các dụng cụ điện gia đình v.v… gây ra.
Mode 4K và các bộ chèn theo độ sâu ảnh hưởng đến lớp vật lý (physical layer) nhưng việc thực hiện chúng không làm tăng nhiều mạch tích hợp thiết
bị (các cổng logic và bộ nhớ) so với tiêu chuẩn DVB-T cho cả máy phát và máy thu. Một bộ giải điều chế mobile mẫu đã có đủ RAM và logic cho quản lý các tín hiệu 8K thì cũng đáp ứng tốt các yêu cầu cho hoạt động 4K. Phổ phát xạ của mode 4K cũng tương tự với các mode 2K và 8K nên không bắt buộc phải có sự thay đổi nào trong bộ lọc máy phát.
5.2. Báo hiệu thông số truyền và kênh 5MHz
Mục đích của báo hiệu DVB–H là cung cấp các tín hiệu mức vật lý mạnh, dễ truy nhập đến máy thu DVB–H, làm tăng cường và tăng tốc sự phát hiện dịch vụ DVB–H ở máy thu. Báo hiệu DVB–H chính là các TPS (Transmitter Parameter Signalling), cho phép tìm ra (lock) TPS trong bộ giải điều chế với các giá trị C/N rất thấp. TPS cung cấp các truy nhập báo hiệu nhanh hơn việc giải điều chế và giải mã thông tin dịch vụ (SI) hoặc header của MPE – section. Hệ thống DVB–H dùng hai bit TPS để biểu thị sự có mặt của time– slicing vào MPE–FEC tùy chọn. Ngòai ra, việc báo hiệu mode 4K và dùng các bộ chèn symbol theo độ sâu cũng được chuẩn hóa. Việc dùng nhận dạng tế bào (cell – id) là bắt buộc trong DVB-H.
Hai bit S48 và S49 trong số 6 bit tự do của TPS DVB –T được sử dụng cho báo hiệu DVB–H như bảng 5.1:
Bảng 5.1: Các bit báo hiệu mới của DVB-H.
Giống như DVB-T, DVB-H có khả năng sử dụng trong môi trường các kênh có băng thông 6, 7 và 8Mhz. Tuy nhiên băng thông 5Mhz đặc biệt được
sử dụng trong các môi trường không phải quảng bá. Một yêu cầu mang tính mấu chốt và là một đặc điểm đặc biệt của DVB-H, đó là nó có thể đồng kênh với DVB-T trong cùng một bộ ghép kênh (MUX).
5.3. Thông tin dịch vụ
Ngoài dữ liệu video và audio, dòng truyền tải MPEG-2 còn phải mang thêm dữ liệu cần thiết khác, các dữ liệu này gọi là thông tin dịch vụ. Thông tin dịch vụ giúp máy thu xác định các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống DVB, cũng như các thông số về mạng và các thông số tín hiệu khác phục vụ cho các yêu cầu kỹ thuật.
Trong một dòng truyền tải mỗi gói truyền tải (TS) được liên kết với một giá trị nhận dạng gói (PID – Packet Identification) chỉ rõ phần payload của gói TS này thuộc về dòng gói sơ cấp nào.Có thể có nhiều dòng gói sơ cấp khác nhau được tổ hợp lại thành nhiều chương trình khác nhau.Để bộ giải mã biết được dòng gói sơ cấp nào thuộc về chương trình nào, cần thêm trong dòng truyền tải các thông tin đặc tả chương trình (PSI – Program Specific Information) nhằm xác định rõ mối liên hệ giữa các chương trình.
DVB–H và DVB-T dùng PSI được định nghĩa trong chuẩn MPEG-2. PSI bao gồm 4 loại bảng sau:
Bảng ánh xạ chương trình (PMT- Program Map Table).
Bảng tổ chức chương trình ( PAT – Program Assosciation Table).
Bảng thông tin mạng (NIT – Network Information Table).
Bảng truy cập có điều kiện (CAT-Conditional Access Table).
Đặc tính của các thông tin đặc tả chương trình này được tóm tắt trong bảng 5.2
Bảng 5.2: Các thông tin đặc tả chương trình Loại PSI Giá trị PID (13 bit) Table ID (8bit) Chức năng
PAT 0x0000 0x00 Gán số chương trình và PID của PMT
NIT Được gán trong PAT
0x40 đến
0xFE Chỉ định các thông số của mạng vật lý
PMT Được gán
trong PAT 0x02
Chỉ định các giá trị PID cho các thành phần của chương trình (các dòng gói sơ cấp)
CAT 0x0001 0x01 Chứa thông tin và số liệu dùng để xáo trộn (Scarambling)
Để thuận tiện cũng như để giới hạn độ dài, một số PSI có thể được truyền đi theo từng phần (Section). Nếu gói TS có chứa phần đầu của bất kỳ phần nào thì trường payload được mở trường con trỏ (Pointer Field ) chỉ rõ vị trí của phần mới đó.
Bảng ánh xạ chương trình (PMT)
Mỗi chương trình trên dòng truyền tải đều có một PMT tương ứng. Bảng này mô tả một cách chi tiết về chương trình và các dòng gói sơ cấp để tạo nên chương trình đó. Có thể ghi thêm các bộ mô tả (Descriptor) vào PMT. Bộ mô tả mang các thông tin chi tiết về các chương trình cũng như dòng gói sơ cấp thành phần như: Các thông số mã hoá video, các thông số mã hoá audio, nhận dạng ngôn ngữ, thông tin về dịch vụ chuyển hình ảnh sang trái, phải, trên, dưới và quét, chi tiết về truy cập có điều kiện, thông tin về bản quyền. Ngoài các bộ mô tả đã được quy định sẵn bởi MPEG-2, các đài truyền hình hay người sử dụng có thể định nghĩa thêm các descriptor.
Danh sách tất cả các chương trình trong dòng truyền tải, sẽ được ghi trên PAT. Dễ dàng tìm thấy bảng này vì nó có PÌD=0. Một chương trình được liệt kê cùng với giá trị PID của gói TS có chứa PMT của chương trình đó. Một PMT cũng có thể chứa chi tiết của nhiều chương trình, thay vì chỉ một chương trình khi các chi tiết của các chương trình này đủ ngắn.
Bảng thông tin mạng (NIT)
Trong PAT, chương trình số 0 được dành riêng để chỉ đến NIT. Bảng NIT là tuỳ chọn và nội dung của bảng được định nghĩa bởi đài truyền hình hay người dùng chứ không phải bởi MPEG-2.Nếu bảng NIT hiện diện sẽ cung cấp thông tin về mạng vật lý dùng để truyền dòng truyền tải như: tần số kênh truyền, chi tiết về bộ phát đáp vệ tinh, đặc tính điều chế.v.v…
Bảng truy cập có điều kiện (CAT)
Nếu có dòng sơ cấp đóng gói nào trong dòng truyền tải được xáo trộn, thì bảng CAT phải hiện diện để cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống xáo trộn được sử dụng và cung cấp giá trị của gói PID chứa thông tin quản lý việc truy cập có điều kiện. Định dạng của thông tin này không do MPEG-2 quy định mà phụ thuộc vào hệ thống xáo trộn được sử dụng.
CHƯƠNG 6
CÔNG NGHỆ IP DATACAST