Kích thước burst và thời gian Off

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm chính của công nghệ DVB H (Trang 50 - 53)

Kích thước của cụm (burst) phải nhỏ hơn bộ nhớ của thiết bị nhận. Khi 1 cụm (burst) được nhận thì thiết bị nhận phải có bộ đệm dữ liệu cùng với bộ nhớ của nó được sử dụng trong khoảng thời gian giữa các cụm (burst). Giả sử một thiết bị nhận có thể cung cấp đến 2Mb bộ nhớ cho bộ đệm một cụm (burst) đầu vào. Các dịch vụ dòng có thể yêu cầu một bộ đệm lớn hơn thậm chí cắt lát thời gian không được sử dụng. Thiết bị nhận cung cấp việc nhận nhiều cắt lát thời gian các dòng thành phần đồng thời thì cần phải cung cấp 2 Mb bộ nhớ cho mỗi lát thời gian dòng thành phần trừ khi dòng thành phần sử dụng nhỏ hơn kích thước cụm (burst).

Kích thước cụm (burst) là số bit của lớp mạng với burst. Các bit lớp mạng bao gồm các bit tải tin. Mỗi MPE–FEC có chứa 16 byte mào đầu và CRC – 32. Kích thước trung bình đơn vị dữ liệu của 1 Kb chiếm 1,5% mào đầu. Tiêu đề của gói truyền phụ thuộc vào của phần đó. Nếu độ dài của phần là 1Kb thì phần mào đầu chiếm khoảng 2,2%. Theo tài liệu ETSI 102 377 thì phần mào đầu chiếm 4% phần đầu gói truyền.

Burst bitrate: là tốc độ bit mà dòng thành phần lát thời gian sử dụng trong khi truyền trên cụm (burst). Tốc độ bit không đổi là tốc độ trung bình mà dòng thành phần yêu cầu khi không có cắt lát thời gian. Cả cụm (burst) và tốc độ bit không đổi bao gồm việc truyền các gói truyền (188 byte). Đối với

kích thước cụm (burst) là 1Mb và tốc độ bit cụm (burst) của 1Mbps thì khoảng cách Burst (thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc Burst) là 1,04 s (khoảng 4% mào đầu).

Thời gian Off: là khoảng thời gian giữa các cụm (burst), và không có gói vận chuyển nào được truyền đi trên dòng thành phần.

Hình 4.7: Các tham số Burst.

Khoảng thời gian On thì các gói vận truyển của các dòng thành phần khác cũng có thể được truyền. Xảy ra điều này khi tốc độ bit Burst nhỏ hơn tốc độ bit của dòng vận chuyển.

Trong trường hợp này các gói vận chuyển của dòng thành phần lát thời gian và không có lát thời gian được tập hợp lại với nhau thành từng gói. Các thiết bị nhận DVB-T nhận các dịch vụ cắt lát thời gian thì không bị khóa.

Độ rộng Burst lớn nhất: là khoảng thời gian lớn nhất của burst mà được báo hiệu cho mỗi dòng thành phần lát thời gian. Một burst sẽ không bắt đầu trước T1 và không kết thúc muộn hơn T2 ( hình 4.8)

Trong đó:

T1: là thời gian được biểu thị bởi Delta-t trên burst trước đó. T2: là T1+ độ dài burst lớn nhất.

Trong điều kiện thu kém thì thiết bị nhận có thể sử dụng các thông tin này để nhận biết khi một burst kết thúc.

Để thiết bị nhận có thể phân biệt các burst thì burst tiếp sau sẽ không bắt đầu trước T2 của dòng burst hiện tại.

Các tham số này cũng có thể được sử dụng để cung cấp cho Delta-t Jitter lên đến hàng giây.

Hình 4.8: Độ dài burst lớn nhất.

Một số công thức đơn giản để tính độ dài burst, độ dài thời gian Off, và khả năng tiết kiệm nguồn. Hệ số bù 0,96 cho phần mào đầu các gói vận chuyển và phần tiêu đề.

Nếu kích thước burst là 2Mb và tốc độ bit Burst là 15 Mbps thì độ dài burst tối đa là 140 ms. Nếu một dòng thành phần mang một dịch vụ dòng với tốc độ bit không đổi 350Kbps và MPE-FEC không cung cấp thì thời gian Off trung bình là 6,1 s. Thời gian đồng bộ của 250ms và Delta-t Jitter là 10ms thì có thể tiết kiệm được 93% nguồn tiêu thụ. Tham số Delta-t Jitter đem lại hiệu quả tiết kiệm nguồn thấp nhưng việc thay đổi giá trị từ 0 đến 100ms là giảm khả năng tiết kiệm nguồn từ 94% còn 92%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm chính của công nghệ DVB H (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w