Tính trực giao của các sóng mang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm chính của công nghệ DVB H (Trang 32 - 34)

Việc sử dụng số lượng lớn sóng mang tưởng như không có triển vọng lắm trong thực tế, là không chắc chắn, vì sẽ cần rất nhiều bộ điều chế, giải điều chế và các bộ lọc đi kèm theo. Và cũng có vẻ như sẽ cần một dải thông lớn hơn để chứa các sóng mang này. Nhưng vấn đề trên đã được giải quyết khi các sóng mang đảm bảo điều kiện được đặt đều đặn cách nhau một khoảng fU = 1/ TU, với TU là khoảng symbol hữu ích (u: useful). Đây chính là điều kiện trực giao của các sóng mang trong hệ thống ghép kênh phân chia tần số trực giao. Hình 2 biểu diễn hình ảnh của phổ tín hiệu OFDM với 16 sóng mang trực giao nhau trong dải thông kênh truyền dẫn và phổ tín hiệu RF của máy phát số DVB-T có dải thông 8MHz. Các thành phần phổ của máy phát số DVB-T (gồm hàng ngàn sóng mang) chiếm hết dải thông 8MHz .

Hình 3.3. Phổ tín hiệu OFDM với số sóng mang N=16

- Về mặt toán học, việc trực giao sẽ như sau: sóng mang thứ k được biễu diễn:

với ωu = 2π/ TU, và điều kiện trực giao mà sóng mang phải thoả mãn là:

- Về ý nghĩa vật lý: khi giải điều chế tín hiệu cao tần này, bộ giải điều chế không nhìn thấy các tín hiệu cao tần kia, kết quả là không bị các tín hiệu cao tần khác gây nhiễu.

- Về phương diện phổ: điểm phổ có năng lượng cao nhất của một sóng mang rơi vào điểm bằng không của sóng mang khác. Vì các sóng mang được đặt rất gần nhau nên tổng cộng dải phổ cũng chỉ như ở điều chế sóng mang đơn - nếu chúng được điều chế với tất cả dữ liệu và sử dụng bộ lọc cắt đỉnh lý tưởng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự suy giảm tính trực giao và do đó sẽ gây ra nhiễu tương hỗ giữa các sóng mang (ICI). Chúng có thể là các lỗi xảy ra trong việc lấy mẫu tần số của máy thu hay phase-noise trong các bộ tạo dao động nội. Tuy nhiên trong thực tế, những ảnh hưởng này có thể được giữ ở mức giới hạn có thể chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm chính của công nghệ DVB H (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w