Cơ chế lát cắt thời gian Time-slicing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm chính của công nghệ DVB H (Trang 42 - 44)

Các dịch vụ được dùng trong thiết bị di động yêu cầu tốc độ bit khá thấp.Tốc độ bit của dòng video sử dụng kỹ thuật nén tiên tiến như MPEG-4 khoảng vài trăm Kb/s, thực tế là 384Kb/s. Một vài dịch vụ khác chẳng hạn như tải file yêu cầu tốc độ bít cao hơn.

Hệ thống truyền dẫn DVB cung cấp tốc độ bit khoảng 10Mb/s hoặc hơn. Điều này cho phép giảm công suất tiêu thụ của thiết bị thu DVB bằng cách sử dụng cơ chế dựa trên ghép kênh theo thời gian (TDM) gọi là cắt lát thời gian– Time-slicing .

Time-slicing luôn được sử dụng trong DVB–H như một bộ phận chính của tiêu chuẩn này. Mục đích của Time-slicing là giảm công suất tiêu thụ trung bình của thiết bị thu và cho phép chuyển vùng trơn tru, không ngắt quãng. Time–slicing bao gồm việc gửi dữ liệu dưới dạng các burst nhờ dùng tốc độ dữ liệu tức thời cao hơn đáng kể so với tốc độ bit cần thiết nếu dữ liệu được phát khi dùng các cơ cấu streaming truyền thống.

Để đạt được hiệu quả tiết kiệm công suất, tốc độ burst phải lớn hơn ít nhất 10 lần tốc độ dữ liệu hằng số của dịch vụ. Trong trường hợp dòng dịch vụ có tốc độ 350 Kb/s yêu cầu tốc độ burst khoảng 4Mb/s.

Để báo cho máy thu biết khi nào burst tiếp theo (delta – t) sẽ tới, thời gian để bắt đầu burst tiếp theo được hiển thị trong phạm vi burst. Dòng dữ liệu sơ cấp không được truyền trong thời gian giữa các burst, cho phép các dòng sơ cấp khác dùng băng thông cho các dịch vụ khác. Time-slicing cho phép máy thu chỉ hoạt động trong phần thời gian cần thiết để thu các burst dịch vụ. Lưu ý rằng máy phát vẫn hoạt động liên tục, có nghĩa là việc truyền dòng truyền tải không bị ngắt quãng.

Time-slicing cũng hỗ trợ khả năng dùng máy thu để phát hiện các tế bào (cell) bên cạnh trong thời gian off – time (giữa các burst). Bằng việc chuyển mạch việc thu từ một dòng truyền tải sang một dòng truyền khác trong thời gian ngắt có thể thực hiện quyết định chuyển vùng gần tối ưu, trơn tru, không ngắt quãng.

Hình 4.2 minh họa Time-slicing . Ta thấy có các dịch vụ dùng Time- slicing (dịch vụ 2, 3, 4) nhưng cũng có dịch vụ không dùng Time-slicing , gọi là not Time-slicing , ví dụ dịch vụ 1 (truyền dòng truyền MPEG-2 TS hoặc dòng truyền được mã hóa theo chuẩn nào đó, cho phép handover trơn tru). Theo các chuyên gia, việc dùng Time-slicing cho phép máy thu tiết kiệm năng lượng tới 90%. Cần lưu ý rằng độ dài off time phụ thuộc vào dạng dịch vụ và tốc độ burst được sử dụng.

Hình 4.2 Cấu trúc Time-slicing DVB-H

• Cơ chế Time-slicing hỗ trợ chuyển giao mạng:

Trong mạng DVB-T bình thường, một thiết bị đơn chỉ có thể chuyển giao mạng mềm khi có 2 đầu cuối (hộp kênh và giải điều chế). Cơ chế Time- slicing tạo một hiệu quả vượt quá mong đợi, có khả năng sử dụng cùng một

bộ thu để giám sát các cell liền kề xung quanh ngay cả trong thời gian tắt (off- time). Ngoài ra để giảm công suất tiêu thụ, cơ chế cắt lát thời gian còn cung cấp các dịch vụ liền kề nhau khi chuyển giao mạng giữa các máy phát (hình 4.3).

Hình 4.3 Time-slicing hỗ trợ chuyển giao mạng

Máy thu có thể quét (scan) các kênh RF khác trong khi vẫn duy trì dịch vụ hiện tại cho người sử dụng (service A tại cell F1) và chuyển tới một cell mới cung cấp cùng một dịch vụ với mức tín hiệu tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc điểm chính của công nghệ DVB H (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w