Trong bối cảnh hiện nay, BLLĐ năm 2019 và BLTTDS năm 2015 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ. Tuy nhiên, nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đã cho thấy một số quy định không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của xã hội Việt Nam. VH vậy, nhà nước cần tiếp tục ban hành và hoàn thiện các quy phạm pháp luật để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như quá trHnh hội nhập với thế giới.
Thứ nhất, về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành của hòa giải viên lao động. Điều 187 quy định Hòa giải viên lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nhưng kết quả giải quyết là biên bản hòa giải thành ghi nhận ý chí của các bên tham gia lại không có giá trị pháp lý và không có cơ chế bảo đảm thực hiện. Để đảm bảo về mặt lý luận và thực quyền khi công nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của HGVLĐ, cũng như đảm bảo nguyên tắc không xem xét lại vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, học viên đề xuất cần bổ sung quy định “biên bản hòa giải thành có hiệu lực pháp luật và buộc phải thi hành, trừ trường hợp nội dung thỏa thuận trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”. Quy định như vậy sẽ tránh gây lãng phí thời gian, công sức của các bên khi tiến hành thủ tục hòa giải và thủ tục hòa giải hướng đến giá trị thực thi hơn là mang tính “hHnh thức” như hiện nay.
Thứ hai, về giá trị pháp lý của kết quả giải quyết của Ban trọng tài. Khoản 5 Điều 189 BLLĐ năm 2019 quy định trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thH các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Cũng tương tự như Hòa giải viên lao động, Ban trọng tài là chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Điều 187 BLLĐ năm 2019 theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Pháp luật đã trao cho các bên quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, khi các bên cùng lựa chọn Hội đồng trọng tài để giải quyết đồng nghĩa với việc các bên tin tưởng vào cơ chế giải quyết này. VH vậy, cần có cơ chế để các bên chịu trách nhiệm đối với lựa chọn của mHnh và bảo đảm cho quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài có ý nghĩa. Theo đó, học viên đề xuất cần quy định “Kết quả giải quyết của Ban trọng tài có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên”. Trường hợp một bên không thực hiện và yêu cầu Tòa án giải quyết thH Tòa án xem xét giá trị pháp lý của “kết quả giải quyết của Ban trọng tài” mà không xem xét lại toàn bộ tranh chấp lao động cá nhân; nếu Tòa án không công nhận kết quả giải quyết của Ban trọng tài do vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm đến quyền, lợi ích của người
thứ ba hoặc trHnh tự, thủ tục không đúng quy định của pháp luật thH các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, về thời hiệu giải quyết tranh chấp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo quy định của pháp luật thH trong giải quyết tranh chấp lao động có những tranh chấp đương sự được khởi kiện thẳng ra Toà án nhưng có những tranh chấp buộc phải qua hoà giải tại cơ sở. Như vậy, đối với những tranh chấp buộc phải qua hoà giải, thời hiệu này là quá ngắn, do đó không đảm bảo được quyền lợi của các bên tranh chấp. Cần quy định về hậu quả pháp lý của điều kiện khởi kiện tranh chấp lao động cá nhân khi quá 06 tháng mà chưa hết 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mHnh bị vi phạm (trường hợp không thuộc khoản 4 Điều 190 BLLĐ năm 2019) nhưng các bên chưa yêu cầu hòa giải tại Hòa giải viên lao động như: Đối với tranh chấp lao động cá nhân được kiện thẳng ra Toà án thH thời hiệu kởi kiện là 01 năm kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mHnh bị vi phạm; Đối với những tranh chấp buộc phải qua hoà giải thH pháp luật nên quy định: trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mHnh bị vi phạm, các bên làm đơn yêu cầu gửi Hòa giải viên lao động, trường hợp nếu hoà giải không thành thH các bên sẽ có 6 tháng tiếp theo để có thể khởi kiện tại Toà án.
Thứ tư, BLTTDS mới quy định trường hợp các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, phạm vi lựa chọn đó theo lãnh thổ là nơi cư trú, có trụ sở của nguyên đơn (nếu không có thỏa thuận thì đó là theo nơi cư trú, có trụ sở của bị đơn). Thực tế có rất nhiều trường hợp một tranh chấp lao động mà nhiều Tòa án khác nhau có thẩm quyền giải quyết và các bên tham gia quan hệ có thỏa thuận trước với nhau lựa chọn Tòa án của một địa phương cụ thể giải quyết tranh chấp. Tòa án được các bên lựa chọn không phải là Tòa án nơi cư trú, có trụ sở của bị đơn nhưng theo quy định đối chiếu với quy định pháp luật thH Tòa án này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Để bảo đảm quyền tự do thỏa thuận của các bên trong khuôn khổ pháp luật, theo quan điểm của học viên thH cần mở rộng quyền thỏa thuận của các bên để lựa chọn Tòa án thích hợp giải quyết các tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh. Khi thỏa thuận của các bên là đúng pháp luật, Tòa án được lựa chọn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thH đương sự chỉ được khởi kiện tại Tòa án đã thỏa thuận lựa chọn.