Thủ tục giải quyết vụ án lao động tại Tòa án cấp phúc thẩm

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

VI. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án

5. Thủ tục giải quyết vụ án lao động tại Tòa án cấp phúc thẩm

Khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ trực tiếp xét xử lại vụ án. Mục đích của việc xét xử phúc thẩm là để khắc phục những sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm trong bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật và cũng để Tòa án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của Tòa án cấp dưới, qua đó, rút kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động xét xử được thống nhất, đúng pháp luật.

Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Kháng cáo là hoạt động tố tụng theo đó, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đHnh chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đHnh chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Kháng nghị là hoạt động tố tụng mà theo đó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đHnh chỉ giải

quyết vụ án dân sự, quyết định đHnh chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị được gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử vụ án và Tòa án này phải gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn luật định.

Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị là những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thH chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay; những phần của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thH có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Từ Điều 284 đến Điều 284).

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm là giai đoạn tố tụng mà Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án, thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa. Trong giai đoạn này, căn cứ vào tHnh hHnh cụ thể của vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có thể ra quyết định tạm đHnh chỉ hoặc đHnh chỉ xét xử vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Từ Điều 285 đến Điều 292)5.

Thủ tục xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Thủ tục làm việc tại phiên tòa phúc thẩm về cơ bản cũng tương tự như phiên tòa sơ thẩm, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (từ điều 293 đến Điều 315). Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm ba Thẩm phán (Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm và đHnh chỉ giải quyết vụ án; ĐHnh chỉ xét xử phúc thẩm. Ngoài ra còn có thể tạm đHnh chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)