Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 35)

Báo cáo từ các tỉnh, thành phố cho thấy, tranh chấp lao động cá nhân có xu

hướng tăng về số vụ trong thời gian qua, đặc biệt là vào thời kH COVID- 19 diễn ra phức tạp. Tranh chấp diễn ra chủ yếu xuất phát từ việc giải quyết chế độ cho người lao động khi nghỉ việc, ngừng việc hoặc người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng do tác động của đại dịch.

Tháng 1/2021, giai đoạn 3 của đại dịch bùng nổ khiến cho nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các ngành kinh tế bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, thậm chí giải thể, một số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng cũng đang phải cân nhắc bài toán nhân sự để cắt giảm chi phí làm ảnh hưởng đến người lao động. Đến giữa tháng 4 năm 2020, Tổng cục thống kê dự đoán khoảng 5 triệu NLĐ và 84,8% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Người sử dụng lao động chủ động đưa ra các biện pháp ứng phó với tác động của Covid-19 như làm việc tại nhà, thời gian làm việc linh hoạt, giảm lương hoặc các biện pháp để cắt giảm chi phí để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt như cho người lao động nghỉ hàng năm, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; cắt giảm các khoản thưởng; thỏa thuận giảm giờ làm việc; hay thỏa thuận nghỉ không hưởng lương hoặc trả lương ngừng việc; thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động; thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Những biện pháp này đã gây ra nhiều tranh chấp lao động giữ người lao động và người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)