Những hạn chế

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN SÁP NHẬP XÃ, PHƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 58 - 61)

IV Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị

3 Người hoạt động không

2.4.3.1. Những hạn chế

Thứ nhất, về bộ máy, phân công phối hợp thực hiện Đề án

Đối với Đề án chi tiết Sáp nhập phường Sông Trí và xã Kỳ Hưng, Thị uỷ Kỳ Anh, UBND thị xã Kỳ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo. Đối với qúa trình xây dựng, thực hiện Đề án tổng thể số 857/ĐA-UBND, Thị uỷ Kỳ Anh chưa có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án, UBND thị xã chưa thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo. Khi triển khai thực hiện chỉ giao UBND thị xã xây dựng Đề án, phòng Nội vụ là cơ quan chủ trì tham mưu UBND thị xã, điều này dẫn đến thiếu nhân sự thực hiện xây dựng Đề án, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng Ban đơn vị, gây

Kế hoạch chưa tham mưu thưc hiện tốt nhiệm vụ giải quyết toán ngân sách, giải quyết nợ đọng đối với hai xã phường sáp nhập là Kỳ Hưng và Sông Trí.

Bảng 2.15. Đánh giá việc phân công, trách nhiệm phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện Đề án

ĐVT:%

STT Cơ quan

Đánh giá của Ông/bà Phân công trách

nhiệm từng cơ quan đã hợp lý chưa Sự phối hợp đã hợp lý chưa Hợp lý Chưa hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý 1 Phòng Nội vụ 35,2 64,8 35,2 64,8 2 Các phòng, ngành của thị xã 87,9 12,1 92,2 7,8 3 UBND xã, phường 92,1 7,9 75,6 24,4

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp

Thứ hai, hạn chế việc sắp xếp, bố trí nhân sự

Do số lượng cán bộ chuyên môn dư thừa khi sáp nhập, dẫn đến việc phải lựa chọn cán bộ thực hiện bố trí công việc tại các phòng chuyên môn UBND thị xã, một số chức danh sau sắp xếp, sáp nhập theo xu hướng đi xuống, không được bố trí chức danh tương đương, dẫn đến tư tưởng tranh giành vị trí, mất đoàn kết của đội ngũ cán bộ, công chức và hiệu quả thực hiện công việc không cao. Đến nay vẫn chưa thể hoàn thành phương án nhân sự cụ thể mà đề án đưa ra.

STT Cơ quan

Đánh giá của Ông/bà

Tốt Chưa tốt Còn nhiều bấp cập

1 UBND xã Kỳ Hưng 91,3 6,7 2

2 UBND phường Sông Trí 82,5 9,2 8,3

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp

Thứ ba, về phương án tuyên truyền đề án

Do lộ trình Đề án dài từ năm 2019 đến năm 2025, Đề án chưa xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền cụ thể, việc tuyên truyền chưa theo kế hoạch, chủ yếu tuân thủ theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tại một thời điểm nhất định dẫn đến tính hiệu quả lâu dài chưa cao, nội dung tuyên truyền chưa thực sự phong phú. Hình thức thông tin, tuyên truyền qua các văn bản hành chính có những lúc chưa thực sự hợp lý, phải điều chỉnh lại trong quá trình triển khai, việc tuyên truyền qua hệ thống phát thanh tại các thôn, tổ dân phố không được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó sự chỉ đạo của một số xã, phường chưa quyết liệt, một số nơi chưa làm tốt công tác tuyên truyền dẫn đến một bộ phận người dân không đồng tình ủng hộ sáp nhập xã, phường.

Bảng 2.17. Đánh giá hiệu quả Phổ biến, tuyên truyền Đề án

ĐVT:%

STT Hình thức tuyên truyền Rất tốt Tốt Chưa tốt

1 Tuyên truyền miệng, qua hội họp 45,8 51,2 3 2 Tuyên truyền qua các phương tiện

thông tin đại chúng 35,7 58,7 5,6 4 Tuyên truyền thông qua các văn bản

hành chính 45,2 48 6,8

nhàng. Hình thức kiểm tra việc thực hiện phương án cơ bản đảm bảo về nội dung, hình thức, với nhiều đơn vị đã hoàn thành mục tiêu của đề án. Tuy nhiên về hình thức kiểm tra vẫn còn nhiều ý kiến chưa hợp lý và chủ yếu là dựa vào báo cáo nên số lượt kiểm tra được xây dựng cơ bản mang tính hợp lý. Việc kiểm tra bằng hình thức văn bản là chủ yếu dẫn đến khi thực hiện kiểm tra tại cơ sở chưa đảm bảo được theo kế hoạch đề ra; về nội dung còn mang tính chung chung, chưa cụ thể rõ ràng.

Thứ năm, về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Đề án nghiên đến năm 2025, tuy nhiên nội dung nghiên cứu chưa mang tính tổng quan, lâu dài, việc đánh giá còn mang tính chủ quan chưa có sự nghiên cứu, đánh giá thực trạng của các xã, phường hiện nay dẫn đến đặt ra mục tiêu Đề án phù hợp.

Giai đoạn 2029-2029, so với phương án đưa ra còn tiêu chuẩn “Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng” và tiêu chuẩn “Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh” chưa đạt cụ thể:

+ Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 82,1% so với phương án tiêu chuẩn đặt ra phải đạt ≥ 95%

+ Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt 89,4% so với phương án tiêu chuẩn đặt ra phải đạt ≥ 95%.

Giai đoạn 2020-2021, 2022-2025 mục tiêu đặt ra thành lập các phường Kỳ Hoa, Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Nam chưa phù hợp với hiện trạng, lộ trình phát triển của thị xã Kỳ Anh hiện nay. Qua khảo sát, đánh giá của phòng QLĐT&KT và đơn vị tư vấn xây dựng Đề án thành lập phường thì giai đoạn 2021-2023 đề xuất thành lập 02 phường Kỳ Ninh, phường Kỳ Nam đảm bảo phù hợp với thực tiễn, hoàn thành mục tiêu xây dựng thị xã Kỳ Anh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2025, việc thành lập phường Kỳ Hoa, phường Kỳ Hà hiện nay chưa khả thi.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN SÁP NHẬP XÃ, PHƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w