- Triển khai 100% dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 Tối thiểu 80% DVC trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 có phát sinh hồ sơ Trên 50% hồ sơ
3.2.4. Giải pháp khác
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phải thực hiện quy trình qua nhiều bước theo quy định pháp luật nhưng cũng cần thực hiện khẩn trương, để kịp thời ổn định tổ chức.
- Bố trí, cân đối lại nguồn lực ưu tiên bố trí ngân sách cho các đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành trả nợ đọng xây dựng cơ bản, trong trường hợp vượt quá khả năng, phải có đề xuất UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ phù hợp.
- Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã bảo đảm đúng cơ cấu, số lượng theo Nghị định số 34/2014/NĐ- CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ; thực hiện đánh giá, phân loại, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính cấp xã mới được hình thành, lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực, điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận những vị trí công tác tại các đơn vị hành chính cấp xã mới, gắn với việc chuẩn bị nhân sự bầu cử HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021-2026.
- Phương án bố trí kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách mềm dẻo để các địa phương tự lựa chọn, áp dụng linh hoạt nhưng vẫn bảo đảm tất cả các chức danh đều được bố trí theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người
dân phố.
- Tăng cường quán triệt, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thị xã.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp các đơn vị hành chính theo quy định; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức chính quyền đô thị. Nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ gắn với nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021-2026.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiên quyết cắt giảm số lượng, hoàn thiện tổ chức bên trong của các phòng, ban, đơn vị, các xã, phường nhằm tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; sớm nghiên cứu, xây dựng phương án giải quyết chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức các xã dôi dư sau khi thực hiện việc sáp nhập, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã; bồi dưỡng nâng cao năng lực thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức tiếp tục làm việc ở các đơn vị hành chính mới, sau sắp xếp; tổ chức quy định khung số lượng cán bộ, công chức cấp xã rõ vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, bảo đảm giảm biên chế; thống nhất việc khoán kinh phí phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố
Đề nghị Ban Thường vụ Quốc hội cần có điều chỉnh Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chí dân số, diện tích của quy mô cấp xã, phường cho phù hợp vùng, miền; đồng thời Bộ Nội vụ điều chỉnh Thông tư số 09/2019/TT-BNV về quy mô thôn, tổ dân phố cho phù hợp với thực tiễn.