a) Giới thiệu trang bị điện của máy.
Trên máy bố trí ba động cơ không đồng bộ roto lòng sóc. Điện áp /Y=220/380 volt.
Động cơ chính hộp tốc độ (W) có công suất N = 7 KW tốc độ n= 1440v/p. Động cơ chạy dao (Z) có công suất Ncd = 1,7 KW tốc độ ncd= 1440v/p. Động cơ bơm dung dịch trơn nguội có công suất Nb = 0,125 KW tốc độ n=2800v/p.
Mạch điều khiển có điện áp 127V, mạch đèn chiếu sáng 36V.
Bộ chỉnh lưu BC cung cấp dòng một chiều để hảm động năng động cơ hộp tốc độ.
b) Nguyên lí làm việc. Truyền động chính.
Chọn chiều quay trục chính bằng núm xoay Kđc trong tủ điện. Đóng công tắc đầu vào CD, mạch điều khiển có điện, ấn nút 1M-1 hoặc 2M-1, khởi động từ
RT tác động, các tiếp điểm thường mở RT ở mạch động lực đóng lại. Động cơ được đóng vào lưới điện quay và làm quay trục chính. Đồng thời Rơle điện áp KH tác động, tiếp điểm thường mở KH (13-15) đóng lại.
Khi trục chính ấn nút 2M1-1 hoặc 2M1-2, khởi động từ RT1 mất điện các tiếp điểm thường mở RT1 ở mạch động lực mở ra, động cơ bị cắt khỏi lưới điện, tiếp điểm thường đóng RT1(5-7) đóng lại, khởi động từ ZT tác động, tiếp điểm thường mở ZT(102-104) đóng lại cung cấp cho bộ chỉnh lưu BC, đông thời các tiếp điểm thường mở ZT(105-F13) và ZT(106-F33) đóng lại đưa nguồn điện một chiều vào hai pha của động cơ chính quá trình hãm động năng xảy ra, hãm động cơ chính.
Quá trình sang số trong truyền động chính được thực hiện như sau:
Khi quay sang số xong, ấn nhắp nút 1M3-1, khởi động từ 1M31 tác động theo mạch (1-9-11-13-21-19-23-8-6-4-2) đồng thời Rơle trung gian PZ ở mạch động lực tác động các tiếp điểm thường đóng PZ (21-13) và PZ(13-15) ở mạch điều khiển mở ra không cho Rơle trung gian PZ tác động và khởi động ZW làm việc. Nhưng khi Rơle trung gian PZ mất điện, tiếp điểm thường đóng PZ(13-15) và PZ(13-21) đóng lại. Rơle PZ khởi động từ ZW lại tác động, cứ như vậy động cơ W được cung cấp điện không liên tục và tạo ra những momen quay kiểu xung, đưa bánh răng vào ăn khớp. Khi bánh răng đã vào ăn khớp rồi động cơ nhẹ tải, Rơle điện áp PH bắt đầu tác động. Sự làm việc của rơle điện áp PH và rơle trung gian PZ tạo ra những xung momen ngắn hơn trước. Cho nên khi ta nhắp 1M3-1 thấy dao hơi quay một chút chứng tỏ quá trình sang số đã xong.
Truyền động bàn máy ( chạy dao).
Điều khiển bằng tay:
Đặt công tắc chuyển mạch 1M1-3 ở tủ điện vào vị trí “làm việc bằng tay”. Các tiếp điểm 1M3-3(27-49), 1M1-1(35-37) đóng lại các tiếp điểm 1M1-4(37- 41), 1M1-3(49-47) mở ra. Ấn nút khởi động K3 cho trục chính quay, rơle điện
áp PH tác động, tiếp điểm thường mở RN3(33-35) đóng lại chuyển bị cho chuyển động bàn máy làm việc.
Để di chuyển bàn máy với tốc độ ăn dao theo chiều dọc, đưa tay gạt phía trước bàn qua trái hay phải, các tiếp điểm thường mở của hảm cắt 1M1-3(37-47) hoặc 1M1-2(37-39) đóng lại, các tiếp điểm thường đóng 1M1-4(51-53) hoặc 1M1-2(33-53) mở ra, khởi động từ K3 hoặc K3' ở mạch động lực đóng lại, động cơ truyền động bàn chuyển động theo chiều trái hay phải với tốc độ chạy dao.
Để chạy dao nhanh ấn nút 1M-1 hoặc 2M-1, khởi động từ RT tác động. Các tiếp điểm thường mở của khởi động từ RT(102-104) (105-107) (106-108) đóng lại. Nam châm điện NC có điện, lực hút của nam châm tác động vào li hợp ma sát ở hộp chay dao làm cho bàn chuyển động nhanh về phía trái hay phải.
Để di chuyển bàn theo chiều ngang với tốc độ ăn dao, đưa tay gạt ở phía trái ra phía ngoài hoặc phía trong, các tiếp điểm thường đóng của hảm cắt 2M1- 4(31-33), hoặc 2M1-2(29-31) mở, các tiếp điểm thường mở của hảm cắt 2M1- 3(37-47) hoặc 2M1-1(37-39) đóng lại, khởi động từ K3 hoặc K3' tác động. Động cơ của bàn quay theo chiều trái hay phải đưa bàn dịch chuyển về phía trong hay phía ngoài với tốc độ ăn dao. Khi đang làm việc với tốc độ ăn dao, ấn nút 3M-2 hoặc 3M-1 khởi động từ RT tác động, các tiếp điểm RT(102-104) (105-107) (106-108) đóng lại, nam châm điện NC có điện, lực hút của nam châm tác động vào li hợp ma sát thực hiện chuyển động chạy nhanh bàn máy theo chiều ngang.
Muốn điều khiển theo phương thẳng đứng ta thực hiện tương tự.
Điều khiển tự động bàn máy theo chiều dọc:
Đặt công tắc CT ở vị trí “điều khiển tự động”, các tiếp điểm CT2(27-49) CT3(19-27) mở ra, các tiếp điểm CT1(35-37) đóng lại. Quay vít điều chỉnh ở phía trước bàn về vị trí “làm việc tự động”. Tiếp điểm thường đóng của hảm cuối 4M1-2(49-51) mở ra, tiếp điểm thường mở 4M1-1(41-43) đóng lại khoá mạch chuyển động theo chiều lên hay xuống.
Trên máy có thể thực hiện chu trình sau:
- Từ hành trình chạy dao nhanh của bàn về phía phải sang hành trình ăn dao phải rồi từ hành trình ăn dao phải chạy nhanh về phía trái rồi dừng lại ở bên trái.
- Từ hành trình chạy dao nhanh về phía trái sang hành trình ăn dao trái chạy nhanh về phía phải rồi dừng lại ở bên phải.
- Từ ăn dao trái sang chạy nhanh phải, từ nhanh phải sang ăn dao phải, từ ăn dao phải sang nhanh trái, từ nhanh trái sang ăn dao trái, lặp lại chu kỳ đầu.
Chu trình tự động như sau:
Giả sử khi chuyển động tay gạt cơ khí ở phía trước bàn máy về phía trái, tiếp điểm của hảm cắt 1KA3(37-47) đóng, tiếp điểm 1KA4(51-53) mở, khởi động từ ZU tác động đưa bàn nhanh về phái trái. Khi chi tiết gần đến dao, tay gạt cơ khí trên bàn tác động vào cam tám vấu của hảm cắt 3KA1(43-45) đóng lại, tiếp điểm 3KA2(43-55) mở ra, khởi động từ ZU nhả ra cắt nhanh hành trình của bàn. Sau khi cắt gọt cử hành trình cơ khí trên bàn tác đông vào tay gạt ở phía trước bàn làm cho tiếp điểm của hảm cắt 1KA1(37-39), 1KA4(51-53) đóng lại tiếp điểm. 1KA2(53-33), 1KA3(37-47) mở ra, lúc đó khởi động từ ZZ vẫn làm việc theo mạch (1-9-11-17-27-29-31-33-35-37-41-43-45-47-ZZ-14-10-4-6- 8-2). Sau đó cử hành trình cơ khí tác động vào cam tám vấu làm cho tiếp điểm của điểm căt 3KA1(43-45) đóng lại. Khởi động từ ZF mất điện, khởi động từ ZZ, ZU tác động, bàn di chuyển nhanh về phía phải, đến vị trí biên phải, muốn bàn dừng lại ta chuyển tay gạt ở phía trước bàn về phía giữa.
Nếu không chuyển tay gạt cho bàn dừng lại thì cử hành trình cơ khí trên bàn tác đông vào cam tám vấu làm cho tiếp điểm cua hảm cắt 3KA1(43-45) đóng lại, tiếp điểm 3KA2(43-55) mở ra, khởi động từ ZU dừng lại, bàn chuyển nhanh qua tốc độ ăn dao. Sau đó cử hành trình ấn vào tay gạt ở phía trước bàn làm cho tiếp điểm 1KA1(37-39), 1KA4(51-53) mở ra, tiếp điểm 1KA3(37-47),
1KA2(33-53) đóng lại, khởi động từ ZZ vẫn làm việc theo mạch (1-9-11-17-19- 27-29-31-33-35-37-41-43-57-39-ZZ-12-10-8-6-4-2). Tiếp theo đó cử hành trình gắn trên bàn máy tác động vào cam tám vấu làm cho tiếp điểm của hảm cắt 3KA1(43-45) mở, 3KA2(43-55) khở động từ ZZ nhả ra, khởi động từ ZF, ZU tác động vào cam tám vấu làm cho tiếp điểm của hảm cắt, 3KA1(43-45) đóng, tiếp điểm 3KA2(43-55) đóng lại khởi động từ ZU ngừng làm việc, bàn chuyển qua chế độ ăn dao và lặp lại chu kì đầu.
Truyền động bàn quay:
Công tắc chuyển mạch ZY đặt ở vị trí quay bàn, các tiếp điểm ZY2(19- 27), ZY6(35-37), ZY7(27-49), mở ra các tiếp điểm ZY1(37-41), ZY3(47-49), ZY5(17-27) đóng lại, khởi động từ ZF tác động động cơ bàn làm việc làm cho bàn quay, khi ngừng quay bàn bật công tắc ZY sang vị trí khác.
Liên động bảo vệ:
- Bảo vệ quá tải các động cơ bằng các rơle nhiệt PTW, PTO, PTZ. - Bảo vệ ngắn mạch bằng các cầu chì 1Z, 2Z, 3Z, 4Z, 5Z, 6Z.
- Liên động giữa các chu trình tự động và bằng tay nhờ hảm cắt 4KA1. - Truyền động bàn không thể thực hiện khi trục chính chưa làm việc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Báo cáo chuyên đề “Tính toán thiết kế máy cắt kim loại”; PGS.TS Nguyễn Phương.
[2] - Cơ sở máy công cụ; PGS.TS Nguyễn Phương, TS. Phạm Văn Hùng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
[3] - Tính toán thiết kế máy cắt kim loại; Phạm Đắp, Nguyễn Đức Lộc, Phạm Thế Trường, Nguyễn Tiến Lưỡng. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1971.
[4] - Chi tiết máy (Tập 1+2); Nguyễn Trọng Hiệp. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[5] - Thiết kế hệ thống dẫn động(Tập 1+2); Trịnh Chất, Lê Văn Uyển. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006.
[6] - Sức bền vật liệu; Thái Thế Hùng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2009.
[7] - Dung sai và lắp ghép ; PGS.TS Ninh Đức Tốn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006.