THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
Môi trường kiểm soát:
và Phát triển Nhà còn tồn tại một số hạn chế do chưa cập nhật thường xuyên những thay đổi của môi trường kiểm soát bên ngoài (Luật và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty).
- Về sự tham gia của ban quản trị và ban kiểm soát: Công tác kiểm tra, KSNB chưa thực sự phát huy chức năng kiểm tra và kiểm soát của hoạt động này trong quá trình phát triển nhanh chóng của đơn vị.
- Về cơ cấu tổ chức và phân công quyền hạn và trách nhiệm: Các văn bản quy định sự phối hợp giữa các phòng ban còn riêng lẻ; Định mức chi tiêu của đơn vị chưa được cụ thể hóa hết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Nhận thức về KSNB của một số nhà quản lý trong một vài doanh nghiệp của công ty còn chưa đầy đủ. Tính chính trực và giá trị đạo đức được các doanh nghiệp trong công ty coi trọng nhưng các nhà quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp chưa có chiến lược xây dựng và duy trì tính chính trực và giá trị đạo đức như một nét văn hóa riêng của doanh nghiệp. Các quy định riêng của từng doanh nghiệp về tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử trong công việc chưa được nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện. Có những thời điểm các nhà quản lý cấp cao tại doanh nghiệp trong công ty chưa nhận thức đầy đủ về các nguy cơ có thể dẫn đến các rủi ro đối với lĩnh vực hoạt động SXKD của doanh nghiệp, vẫn còn chủ quan, nóng vội trong các quyết định đầu tư, không lường trước các diễn biến phức tạp của nền kinh tế và thị trường bất động sản dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, hàng tồn kho cao, chậm luân chuyển. Công tác đánh giá rủi ro của các nhà quản lý cấp cao Công ty mẹ và các đơn vị thành viên trong Tổng công ty vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm quản lý cá nhân hơn là trên cơ sở sử dụng bộ máy giúp việc chuyên trách về đánh giá rủi ro với những phương tiện và phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại, khoa học. Về cơ cấu tổ chức, một số doanh nghiệp trong công ty bố trí cơ cấu phòng ban chức năng chưa thực sự hợp lý. Với vai trò là trung tâm điều phối, hoạch định chiến lược, kiểm soát hoạt động của toàn công ty nhưng bộ máy giúp việc cho HĐTV. Việc phân công công việc và xác định trách nhiệm cá nhân và bộ phận còn chưa rõ ràng, không được quy định bằng văn bản chính thức, gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc
ra quyết định, triển khai công việc và kiểm tra kết quả thực hiện công việc. Công tác đào tạo cho người lao động đã được các công ty quan tâm nhưng mới chỉ được thực hiện riêng rẽ ở từng đơn vị. Công ty chưa làm tốt vai trò là đầu mối tổ chức các chương trình đào tạo chung trong phạm vi toàn công ty. Việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro có kinh nghiệm, có kiến thức để có thể đánh giá và quản lý rủi ro chưa được Công ty quan tâm đúng mức. Về công tác lập kế hoạch đã được phần lớn các doanh nghiệp trong công ty coi trọng, tuy vậy vẫn còn có một số các hạn chế như: một số doanh nghiệp chưa chủ động nắm bắt tình hình thực tế để lập kế hoạch SXKD; các đơn vị chưa quan tâm đúng mức tới công tác tập huấn, đào tạo cán bộ lập kế hoạch; chưa triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên nghiệp phục vụ công tác lập kế hoạch nói chung và công tác lập kế hoạch thi công nói riêng; quy trình lập kế hoạch tại một số doanh nghiệp không phù hợp; một số kế hoạch được các đơn vị lập sơ sài, mới chỉ dừng ở việc nêu chỉ tiêu kế hoạch, thiếu cơ sở thuyết phục cho số liệu đưa ra, và thiếu các giải pháp thực hiện kế hoạch; sự liên kết giữa các kế hoạch còn lỏng lẻo do có nhiều các bộ phận, cá nhân khác nhau lập; công tác lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch tại nhiều đơn vị hiện nay còn chậm, đặc biệt là lập kế hoạch tài chính. Công tác dự báo các tình huống, sự kiện bất ngờ có thể tạo ra các rủi ro ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Nguyên tắc “thận trọng” chưa được quán triệt đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính. Tính độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm soát viên hoặc thành viên ban kiểm soát tại các doanh nghiệp trong Đánh giá rủi ro:
Một số quy trình đánh giá rủi ro đối với các khoản chi đặc thù tại Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển Nhà còn chưa chặt chẽ, dễ xảy ra sai sót và gian lận.
Đặc biệt đối với các dự án phát triển mới với mục tiêu phi tài chính, khó định lượng thì việc đo lường và đảm bảo đánh giá rủi ro càng trở nên khó khăn. Hơn nữa, việc tập hợp, phân tích, đánh giá tình hình rủi ro trong quá trình sử dụng kinh phí, các khoản mục chi và định mức chi chưa được thực hiện thường xuyên trên tất cả các đơn vị. Chính vì vậy mà Công ty Cổ phần Tu tạo và Phát triển Nhà
chưa có được những biện pháp cần thiết để khai thác một cách có hiệu quả nguồn thu, tiết kiệm các nguồn chi cũng như đầu tư đúng đối tượng hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm soát:
Hoạt động kiểm soát chưa được cụ thể và chia tiết tới từng bộ phận. Phần lớn các thủ tục do chính các bộ phận tự quản lý theo ý kiến chủ quan của người quản lý trực tiếp bộ phận đó.
Công ty ban hành chưa đầy đủ các quy chế quản trị nội bộ làm cơ sở kiểm soát các hoạt động của đơn vị. Việc chậm sửa đổi, bổ sung các quy chế quản trị nội bộ trong điều kiện mô hình, cơ chế quản lý của công ty có sự thay đổi như trong thời gian vừa qua diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp trong công ty gây ra không ít khó khăn về cơ sở pháp lý trong công tác kiểm soát, khi hệ thống văn bản, quy chế quản lý cũ hết hiệu lực, văn bản, quy chế quản lý mới chưa được ban hành. Các quy chế quản trị nội bộ vẫn chưa thể hiện được đặc thù kinh doanh, hợp tác của công ty trong điều kiện mới. Công ty chưa ban hành được hệ thống các quy chế, định mức, cơ chế phối hợp chung, thống nhất trong toàn công ty. Khung chính sách quản trị nội bộ của công ty chưa được định hình rõ ràng.
Các quy chế, quy trình đã được ban hành thường không chứa đựng đầy đủ các cơ chế kiểm soát, không xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong thực thi nhiệm vụ. Việc thiết kế các thủ tục kiểm soát còn dập khuôn, máy móc, có một số doanh nghiệp sao chép của đơn vị khác trong công ty, vì vậy không phù hợp với thực tế và yêu cầu quản lý, kiểm soát của đơn vị mình. Các thủ tục kiểm soát thiết kế rời rạc, dàn trải trong nhiều quy chế, quy định, không có hệ thống. Nguyên tắc phân công phân nhiệm công ty thực hiện khá tốt từ lãnh đạo cấp phòng trở lên, tuy nhiên việc phân công phân nhiệm cho mỗi nhân viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các phòng ban trong công ty lại chưa rõ ràng, chưa được cụ thể hóa bằng văn bản. Điều này dẫn đến cán bộ được phân công không nắm rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cũng như khó quy trách nhiệm khi để xảy ra sai phạm. Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn được áp dụng phổ biến tại các doanh
nghiệp trong Công ty do đặc điểm hoạt động SXKD chính của các doanh nghiệp là thực hiện các dự án phân tán, rộng khắp trên nhiều tỉnh thành khác nhau. Tuy nhiên việc kiểm soát các nội dung được ủy quyền cho cấp dưới tại một số doanh nghiệp trong công ty còn lỏng lẻo, dẫn đến vẫn còn tình trạng lạm quyền để thực hiện các công việc tư lợi cho cá nhân. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm chưa được quán triệt đầy đủ trong việc thiết kế một số thủ tục kiểm soát tại các doanh nghiệp trong công ty. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý rủi ro. Chức năng quản lý tài sản với kế toán ghi sổ, giữa người thực hiện nghiệp vụ kinh tế với người có thẩm quyền phê chuẩn nghiệp vụ cần được tách biệt, tuy nhiên, tại các đội xây lắp việc kiêm nhiệm giữa người mua vật liệu và kế toán đội vẫn diễn ra khá phổ biến.
Thủ tục kiểm soát các rủi ro trọng yếu tại công ty còn có những hạn chế: Thủ tục kiểm soát các rủi ro tài chính: Nhận thức chung của các nhà quản lý tại các doanh nghiệp trong công ty về các rủi ro tài chính mà đơn vị phải đối phó chưa đầy đủ và chưa chỉ rõ các RRTC có thể xảy ra từ các hoạt động tài chính của đơn vị. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào kiểm soát trong thực hiện mà chưa coi trọng kiểm soát trước thực hiện nên việc ngăn ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro còn mang tính bị động, chạy theo tình huống. Quá trình lập dự án đầu tư chưa xây dựng đa dạng các phương án, tình huống và kiểm tra sức chịu đựng của đơn vị trong những bối cảnh nền kinh tế hoặc thị trường suy giảm. Các doanh nghiệp trong công ty chưa xây dựng quy trình quản trị rủi ro tài chính. Công ty chưa quy định và áp dụng thống nhất trong toàn công ty hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính căn bản để kiểm soát rủi ro tài chính dẫn đến mỗi một doanh nghiệp trong Tổng công ty sử dụng số lượng chỉ tiêu và công thức tính các chỉ tiêu này khác nhau. Các chính sách, nguyên tắc kế toán chưa được các doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định trong Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán dẫn đến kết quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp trong Tổng công ty hiện nay chưa sử dụng các phương pháp quản lý hiện đại để kiểm soát rủi ro, trong đó có rủi ro tài chính. Bộ máy kiểm soát rủi ro tài chính của các doanh nghiệp chưa được xây dựng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Thủ tục kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng: Các thủ tục kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng được các doanh nghiệp trong Tổng công ty ban hành phân tán trong nhiều quy chế, quy trình quản lý nội bộ khác nhau nên hiệu quả trong việc thực thi các thủ tục kiểm soát này chưa cao.
Thông tin và truyền thông:
So với một số các doanh nghiệp đã ổn định hoạt động thì hoạt động thông tin