Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của người sán chỉ ở huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 66)

6. Bố cục luận văn

3.2. Văn hóa tinh thần

3.2.1. Phong tục tập quán

Phong tục tập quán của người Sán Chỉ ở Tiên Yên chủ yếu là các nghi lễ liên quan đến chu kì đời người, bao gồm: Sinh đẻ và ni dạy con cái, nghi lễ cưới xin, tang ma,

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Theo quan niệm cổ truyền của người Sán Chỉ, từ khi người phụ nữ mang thai, phải kiêng cữ trong việc ăn uống đi lại và giao tiếp. Phụ nữ Sán Chỉ đẻ ở trong nhà với sự giúp đỡ của bà đỡ và kiêng kỵ rất nhiều thứ. Đặc biệt là kiêng khách lạ trong vịng bốn hai ngày, tránh người có vía đợc vào nhà để khơng ảnh hưởng tới đứa trẻ. Đứa trẻ sinh ra sau ba ngày được làm lễ tên gọi là lễ Ba Mai. Ngày đặt tên phải mời thầy cúng đến làm lễ, đặt bàn thờ Bà Mụ ở trong buồng, anh em họ hàng đến mừng cho đứa trẻ.

Cưới xin

Đối với người Sán Chỉ ở Tiên Yên, lễ cưới hỏi, rước dâu là một phong tục độc đáo đã tồn tại từ rất lâu đời, thể hiện sinh hoạt văn hoá tinh thần của tộc người. Giống như các dân tộc khác, đám cưới người dân tộc Sán Chỉ thường được tổ chức vào mùa đông, mùa xuân hay vào dịp nông nhàn sau khi đã trải qua các nghi thức mang tính truyền thống. Trước khi đi tới hôn nhân, người Sán Chỉ thực hiện rất công phu, tỉ mỉ các nghi lễ như: Lễ xin lá số - Dạm trầu, lễ ăn hỏi (cắt cổ gà), lễ báo cưới và lễ cưới chính thức (lễ rước dâu). Trong đó, hai nghi lễ quan trọng nhất là lễ cắt cổ gà và lễ rước dâu. Người Sán Chỉ thường chọn ngày mùng một đầu tháng hoặc ngày rằm để làm lễ ăn hỏi. Đặc biệt, trong đám cưới, vai trò của ơng mối khá quan trọng. Đó phải là người có uy tín, ăn nói lưu lốt, ứng khẩu linh hoạt, đặc biệt là phải biết hát Soóng Cọ trong việc đối đáp với nhà gái.

Lễ xin lá số - đặt trầu

Khi đôi trai gái đã tìm hiểu nhau, chàng trai về thưa chuyện với cha mẹ để sang nhà cô gái đánh tiếng. Nếu đôi trai gái là người cùng làng thì hai gia đình đã biết nhau, nhưng nếu cô gái là người làng khác, trước khi sang nhà cô gái, bố mẹ chàng trai phải nhờ một người thân thích (thường là ông bác hoặc là ông cậu) xem xét cửa nhà và đức hạnh của con dâu tương lai. Sau khi bàn bạc trong gia đình, nhà trai cử ơng bác hoặc ông cậu sang nhà gái và mang theo lễ vật gồm: 4 bát trầu cau (mỗi bát có 2 lá trầu và 2 quả cau) để thưa chuyện (Người Sán Chỉ quan niệm, 4 bát trầu tượng trưng cho bố, mẹ, chàng trai và cô gái). Đại diện nhà

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trai trình bày mong muốn và đưa sổ lục mệnh của cô gái để nhà trai tiến hành xem tuổi cho đôi trai gái có hợp nhau khơng. Ngày hơm sau khơng thấy nhà gái trả lại trầu cau, nhà trai nhờ thầy xem chàng trai và cơ gái có hợp mệnh với nhau không. Nếu hợp trong thời gian 2- 3 ngày sau đó, nếu khơng thấy có gì đặc biệt ví dụ như mất cắp, đổ vỡ nồi niêu hoặc mơ thấy điều xấu thì nhà trai cử người đến nhà gái để xin định ngày đặt gánh (ăn hỏi). Trong trường hợp ngược lại, nếu không hợp mệnh hoặc mơ thấy điềm xấu, nhà trai sẽ chủ động đưa tin sang nhà gái và không định ngày đặt gánh. Thông thường, ngày đặt gánh cũng được nhà trai trao đổi, bàn bạc với gia đình nhà gái sau khi có sự ưng thuận của gia đình và cơ dâu tương lai.

Lễ ăn hỏi

Đến ngày đã hẹn, đại diện nhà trai (gồm hai người là ông bác hoặc ông cậu hay một trong những người thân trong gia đình và mợt thanh niên gánh đồ) đến nhà gái để xin đặt gánh.

Nghi thức buổi lễ đặt gánh ở nhà gái diễn ra khá đơn giản. Mục đích của buổi lễ là bàn bạc và quyết định đồ sính lễ cho ngày cưới. Tham gia vào lễ có đại diện nhà trai (có ơng bác, người gánh), bố mẹ và ơng cậu, ông chú và một vài người già bên gia đình nhà cơ gái. Khi nhà trai tới, nhà gái làm lễ cúng ma nhà để trình báo và mời nhà trai ăn cơm. Sau đó cả hai gia đình thảo luận cơng việc tiếp theo. Đại diện nhà trai chủ động đặt vấn đề trước về đồ thách cưới. Khi đã thống nhất xong với gia đình nhà gái, đại diện nhà trai về thơng báo cho bố mẹ chú rể để chuẩn bị và tìm ơng mối. Ồng mối được lựa chọn phải là người khác họ tộc của hai bên cha mẹ, cịn đủ đơi, con cái đông đúc, được mọi người tôn trọng, kính nể, thạo ăn nói, biết nhiều về phong tục tập quán dân tộc.

Lễ ăn giá bạc

Sau lễ đặt gánh là thời kì ăn giá bạc, tức là thời kì hai họ đi lại và đơi trai gái đi lại tìm hiểu về nhau. Thời gian này có thể kéo dài từ mợt đến ba năm. Hiện nay, nhiều đám cưới của người Sán Chỉ thời kì ăn giá bạc kéo dài chỉ từ mợt tháng đến nửa năm.

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Lễ cưới

Gần hết thời gian ăn giá bạc, khi nhà trai đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho lễ cưới, ơng mối tới gia đình nhà gái bàn bạc và xin định ngày cưới. Nhà gái nhận lễ và thơng báo cho anh em, họ hàng thân tḥc, xóm làng về ngày giờ đám cưới. Trước hôn lễ một hôm thường là ngày dựng rạp, nhà trai đem đủ lễ vật đến nhà gái. Ngày đón dâu, trước khi sang nhà gái, những lễ vật và trang phục của những người đi đón dâu đều phải được tập trung tại chính giữa nhà để ông quan lang làm phép. Khi xuất phát, quan lang ra khỏi nhà đầu tiên, đứng dưới mái nhà, làm phép và giương ô lên, những người đi đón dâu trong đồn lần lượt chui qua cánh tay ơng. Sau đó ơng chụp ơ lại và cắp ơ ở nách cho tới lúc đồn đón dâu hiện diện ở nhà gái. Người Sán Chỉ quan niệm, hồn vía của những người đón dâu đã nằm gọn trong chiếc ô ấy, trên đường đi họ khơng sợ ma tà làm hại nữa. Đồn đón dâu gồm ơng quan lang, chú rể, cơ đón dâu người gánh và ơng mối. Hiện nay số người đi đón dâu có thể nhiều hơn nhưng nhất thiết phải là số chẵn bởi quan niệm: đi số lẻ cô dâu chú rể sẽ không hợp duyên số, không hạnh phúc.

Trên đường đi đón dâu, nếu gặp đám trẻ đang chơi ngoài đường, nhà trai phải cho kẹo tiền. Trước khi đến nhà gái, nhà trai phải nghỉ trọ ở mợt nhà gần đó để sửa soạn. Chỉ khi nào nhà gái cho phép, đồn đón dâu mới rời nhà trọ đến nhà gái. Khi đến, nhà gái đã chăng dây lưng ngang ra ngồi cửa ra vào, trên dây có thắt mợt cái nơ đỏ. Nhà trai phải hát để chào hỏi nhà gái, nhà gái sẽ hát những câu chất vấn về trời đất, về phong tục. Nội dung các câu hát là chúc mừng cho gia đình, cho cơ dâu. Sau khi hát đối đáp xong, nhà gái mở cửa chào đón nhà trai vào nhà. Lúc vào nhà, ông mối mới giao lễ, và nhà gái cũng cử người ra nhận lễ, chàng rể vào nhà làm lễ gia tiên. Ông mối thưa chuyện với nhà gái để đón cơ dâu, hẹn giờ ra cửa. Đồn đón dâu ngủ lại mợt đêm để ca hát, đối đáp với nhà gái. Sáng hơm sau, trước giờ đón dâu, nhà gái dọn cỗ mời nhà trai và khách khứa ăn (tiệc ra cửa). Họ hàng thân thích tặng cơ dâu chú rể những món q đầy ý nghĩa cầu mong hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ.

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cô dâu về nhà chồng với trang phục váy, áo chàm mới, lưng thắt dây 5 màu, tay cầm ô. Đi cùng cô dâu về nhà chồng là một cô phù dâu phải là người còn trinh trắng và phải biết hát, thường là bạn thân thiết của cô dâu.

Về đến nhà trai, ông bác chú rể mời mọi người trong đồn đón dâu uống nước và làm lễ cúng tổ tiên với ý nghĩa thơng báo có thêm thành viên mới. Khi cô dâu bước vào gian buồng riêng, người ta dọn một mâm cơm gọi là bữa ăn lấy giờ nhập gia. Cơ dâu lấy vịng bạc đeo vào tay. Chiếc vòng bạc này là do bố mẹ chú rể mua tặng. Sau bữa cơm, ông mối làm lễ tơ hồng. Cô dâu và chú rể uống hớp rượu đã có phép tương tư, mỗi người nhận lấy mợt chiếc nhẫn bạc và chiếc khăn là quà mừng của ông mối. Trong khi mọi người đang ăn uống thì hai người đại diện nhà gái mang chăn màn, quần áo và những thứ cha mẹ trao cho cô dâu giao cho đại diện nhà trai. Sau đó, họ hàng, khách khứa cùng nhau ăn uống và chúc mừng cô dâu chú rể mong họ sống hạnh phúc và yêu thương nhau ruốt đời.

Lễ lại mặt

Chiều tối ngày đón dâu, ơng bác và ơng cậu nhà gái sang nhà trai để bàn chuyện xin phép đưa cô dâu về lại mặt. Đêm hơm đó, cơ phù dâu ngủ lại cùng cô dâu ở nhà chồng. Sáng hôm sau, cô dâu cùng về nhà bố mẹ đẻ (lại mặt), còn chú rể thì đến hơm sau cùng em gái ṛt hoặc em gái họ mang theo lễ vật. Ngày thứ ba, đôi vợ chồng trẻ mang một con gà thiến và một chai rượu sang thăm ống mối. Tại đây, đôi vợ chồng trẻ ăn một bữa cơm và được ông mối tặng khăn, áo, vải... từ đây ông mối được đôi vợ chồng trẻ coi như bố mẹ đẻ và phải cúng tế để tang khi ông chết.

Ngày nay, thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, việc cưới xin của người Sán Chỉ ở Tiên Yên đã thực hiện theo nếp sống văn minh. Trai gái tự tìm hiểu, báo cáo bố mẹ rồi mới lấy nhau, khơng có tệ tảo hơn, ép hơn. Các nghi lễ cũng được giảm bớt và thời gian, thủ tục cưới xin cũng gọn nhẹ hơn rất nhiều.

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Giống như các dân tộc thiểu số khác cư trú tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, người Sán Chỉ ở Tiên Yên vẫn duy trì nhiều hình thức tang lễ với những tập tục, riêng về cách linh hồn, khâm liệm, chuẩn bị hành trang cho người quá cố sang thế giới bên kia, về cách cúng tế, về trang trí quan tài, di quan, chôn cất...

Dấu ấn Tam giáo đồng nguyên được thể hiện khá rõ nét trong nghi lễ tang ma của người Sán Chỉ ở Tiên Yên. Họ thường tổ chức dựa theo nguyên tắc Tam giáo: Lập đàn cúng Phật, trình báo Ngọc Hồng, làm theo những lời chỉ dạy của Thái thượng Lão quân. Trong trường hợp trùng tang phải làm lễ phá ngục thì các thầy cúng sẽ làm phép giải oan cho người chết theo sự chỉ dẫn của Ngọc Hoàng. Người Sán Chỉ làm công tác chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng cho sự ra đi của người thân. Mỗi cái chết của người già trong xã hội Sán Chỉ luôn được tổ chức trọng thị với tinh thần lạc quan như tạm biệt cõi trần để đi về thế giới mới. Cũng giống như một số dân tộc ít người khác, tang ma của người Sán Chỉ có hai hình thức chính là ma tươi và ma khơ.

Thông thường, cách thức tổ chức tang ma truyền thống (ma tươi) của người Sán Chỉ bao gồm các bước: Phát tang, tắm rửa cho người chết, dâng lễ vật cho người chết, nhập quan, căn dặn người chết, xuất đám đưa ma, hạ huyệt... Trong các nghi thức này, lễ nhập quan và lễ hạ huyệt được làm rất cẩn thận như chọn giờ đẹp, tránh đưa tang qua bàn thờ... Hệ thống các thầy cúng đóng vai trị tối quan trọng. Các thầy Tào sẽ tham gia các khóa cúng, thầy mo chịu trách nhiệm trang trí quan tài. Khi họ làm lễ cúng ở bàn thờ vong xong thì cũng có nghĩa là tang lễ bắt đầu. Lịch trình tổ chức tang lễ của người Sán Chỉ sẽ do các thầy cúng chủ động điều hành. Khi phát tang, tang chủ sẽ phải cắt tóc ngắn để thuận lợi trong việc thực hiện tục kiêng kị trong thời gian chở tang. Trong vòng 120 ngày, những người thân trong gia đình tang chủ sẽ phải kiêng cắt tóc, gợi đầu. Khi người thân tắt thở, con trai trưởng sẽ đi đến ông thầy cả (người điều hành chính buổi tang lễ) theo di nguyện của người qua đời từ lúc còn sống để báo tin, thỉnh

64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

mời. Ngay lập tức ông thầy cả sẽ thu và nhốt linh hồn của người chết vào trong cái túi vải. Tiếp theo, gia đình tang chủ sẽ đi lấy nước kèm theo 18 đồng tiền xu đặt lên bàn thờ vong cho các thầy cúng để cẩn cáo tiên tổ. Đồ vật cúng tế được đặt trên nóc quan tài, gồm có gà, gạo, rượu, tiền xu... Khi mọi người đến phúng viếng, gia chủ bố trí một người ghi đồ cúng tế sau đó thầy cúng đọc cho người chết nghe những vật phẩm và danh tính người đến viếng. Đồ lễ sau khi viếng xong sẽ được các thầy cúng chia cho mọi người trong nhà thụ hưởng ngay tại chỗ. Song song với quá trình phúng viếng là các bài cúng “đại biệt từ linh” để con cháu quây tụ dưới chân linh cữu người quá cố. Sau khi thầy cúng đọc xong bài cúng, lễ tế rượu được tiến hành để dâng lên người chết.

Tập quán tang ma của người Sán Chỉ là sự thể hiện rõ nét của lối ứng xử hiếu hảo của con cháu với người đã khuất, thể hiện ở chỗ: Hệ thống thầy cúng được gia chủ mời theo di nguyện của người chết và vật dụng chuẩn bị cho người chết sang thế giới bên kia là đồng xu và gạo muối, nhằm tạo cho người chết có mợt c̣c sống ấm no bình thường dưới suối vàng. Đặc biệt là khi chôn cất xong, tang chủ phải mặc xơ gai 120 ngày, kiêng cắt tóc, q̀n áo mặc 21 ngày mới được giặt lần đầu tiên để thể hiện sự đưa tiễn người chết theo nghĩa trọn vẹn nhất.

Nghi lễ tang ma là mợt nét văn hóa đợc đáo của người Sán Chỉ ở Tiên n, thể hiện rõ nét tinh thần dân tợc và đồn kết của mọi thành viên trong cợng đồng. Trong đó, có hai yếu tố đóng vai trị quan trọng là: Thầy cúng và túi đựng linh hồn.

Thầy cúng (thầy mo, thầy tào) không chỉ đại diện cho thế lực quyền phép mà còn là yếu tố không thể thiếu trong tang lễ của người Sán Chỉ. Sau khi mời được các thầy cúng theo di nguyện của người chết thì họ sẽ tập trung ban bố các nghi thức tiến hành lễ tang. Khi khởi tang, thầy Tào thực hiện một số bài cúng với các nội dung như xin quyền lực từ thần linh, căn dặn người chết, cảm ơn mọi người đã tới giúp trong tang lễ... Cùng với đó là các điệu nhảy mơ phỏng các

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

động tác nông nghiệp, vãi gạo ra xung quanh. Những thao tác này của thầy Tào có ý nghĩa dạy người chết biết cách cấy cày, làm ăn sinh sống đồng thời căn dặn, giao hẹn người chết phải an cư lạc nghiệp ở suối vàng, không được quay trở về dương thế. Những khóa cúng này diễn ra khoảng 3 - 4 ngày trong suốt quá trình tổ chức tang lễ. Trong khi các thầy Tào tiến hành khóa cúng thì thầy mo có trách nhiệm trang trí quan tài. Các thầy cúng thường là những người hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân gian thơng qua các câu chuyện truyền thuyết về các vị thần linh và lịch sử tợc người của mình. Ở tợc người Sán Chỉ, từ trước đến nay, lực lượng thầy cúng có vị thế quan trọng trong đời sống tín ngưỡng. Vì vậy, việc trở thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đời sống kinh tế văn hóa của người sán chỉ ở huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (1986 2018) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)