6. Bố cục luận văn
2.5. Trao đổi buôn bán
Trước đây, do địa bàn cư trú tương đối cách biệt, mỗi gia đình, mỗi thơn, xóm, bản của người Sán Chỉ là một đơn vị kinh tế tự cấp tự túc, việc sản xuất của người Sán Chỉ còn mang nhiều tính tự lập, sản phẩm đem bán không nhiều lắm, thu nhập kinh tế trong gia đình cịn thấp. Hoạt đợng trao đổi chưa phát triển và nhu cầu trao đổi chưa cấp thiết [61. Tr.57]
Việc trao đổi, buôn bán của người Sán Chỉ chủ yếu diễn ra ở các chợ. Riêng ở các xã Đại Thành, Đại Dực vì khơng có chợ riêng, nên người Sán Chỉ thường đi chợ ở các xã bên. Qua quá trình thực tế điền dã, tác giả đã gặp những người Sán Chỉ đi chợ và mua bán những sản phẩm thủ công, nông nghiệp.
Bảng 2.1. Tổng hợp các sản phẩm trao đổi buôn bán của người Sán Chỉ ở Tiên Yên
Sản phẩm bán Sản phẩm mua
- Các sản phẩm nghề mợc: Chậu gỗ, thìa gỗ, mi gỗ
- Các dụng cụ đan lát bằng tre nứa: Gùi, giỏ, phên nứa
- Miến dong
- Các cây thuốc chữa bệnh
- Nông sản: Gạo, ngô, lợn, gà, vịt, rau…
- Cơng cụ lao đợng.
- Máy móc trong nông nghiệp
- Gia vị trong chế biến thức ăn: Muối, mì chính, nước mắm…
- Các loại vải, quần áo, xà phòng, giầy dép, các vật dụng sinh hoạt.
- Đồ điện dân dụng, điện tử, ti vi, đài, quạt
Nguồn: Tư liệu điền dã của tác giả
Hiện nay, người Sán Chỉ ở xã Đại Dực, xã Đại Thành cũng có thể trao đổi bn bán tại xã của mình, đó là những người Kinh từ ngồi thị trấn vào mua các sản phẩm thủ cơng hoặc nơng sản tại các hợ gia đình người Sán Chỉ rồi sau đó
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đem ra thị trấn để bán. [Nguồn trích dẫn từ đi điền dã].
Trước đây, người Sán Chỉ đi chợ đơn thuần chỉ để mua hay bán mợt mặt hàng nào đó hoặc chỉ là đi chợ chơi, thăm hỏi người thân, họ hàng hoặc giao lưu với các tộc người khác. Đây là mợt nét đẹp văn hóa của người Sán Chỉ. Ngày nay, về cơ bản thói quen đó vẫn được duy trì. Tuy nhiên, ngồi mục đích trên, hoạt đợng đi chợ của người Sán Chỉ hiện nay cịn là vấn đề kinh tế. Mợt số người Sán Chỉ lấy việc đi chợ làm nghề kiếm sống chính. Họ thường thu mua nông sản của các tộc người khác trong vùng mang ra chợ bán hoặc là mua của chợ này bán ở chợ khác.
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tiểu kết
Đời sống kinh tế của người Sán Chỉ ở huyện Tiên Yên, Quảng Ninh khá phong phú đa dạng, bao gồm nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp, trao đổi buôn bán, trong đó nơng nghiệp là hoạt đợng kinh tế chủ đạo.
Trước đây, hoạt động kinh tế vẫn mang tính chất tự cấp, tự túc là chính, sản phẩm dư thừa đem bán ra rất ít nên đời sống của đống bào chưa cao. Từ khi bước vào thời kì đổi mới năm 1986, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, Huyện ủy Tiên Yên, đời sống kinh tế của người Sán Chỉ đã có những chuyển biến nổi bật.
Hoạt động kinh tế của người Sán Chỉ đã có nhiều thay đổi cả về cơ cấu, kĩ thuật và tính chất sản xuất. Không những chỉ trồng trọt mà cả lâm nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại cũng rất phát triển. Những kĩ thuật tiên tiến, hiện đại đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất. Nhiều hoạt động kinh tế đã mang tính sản xuất hàng hóa như ni gà, làm miến dong, trồng keo, quế… Đội ngũ những người chuyên buôn bán đang hình thành và phát triển. Trao đổi, buôn bán đã trở thành nhu cầu quan trọng trong đời sống của người Sán Chỉ hiện nay.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, đời sống của người Sán Chỉ ở Tiên Yên đã dần biến đổi, tuy chưa khá giả những đã đủ ăn, đủ mặc, trình đợ nhận thức của đồng bào cũng nâng cao. Những hoạt đợng ấy đã góp phần quan trọng làm biến đổi diện mạo bức tranh kinh tế truyền thống của người Sán Chỉ, đồng thời góp phần vào sự khởi sắc của nền kinh tế huyện Tiên Yên.
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHỈ Ở HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2018)