6. Bố cục luận văn
2.3. Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp là một hoạt động trong nền kinh tế của đồng bào Sán Chỉ ở Tiên Yên. Người Sán Chỉ khi đến Tiên Yên sinh sống đã mang theo nhiều nghề thủ cơng. Q trình điền dã tại các xã trên địa bàn huyện Tiên Yên cho thấy các nghề thủ công truyền thống của người Sán Chỉ khá phong phú, bao gồm nghề
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dệt, nghề mộc, đan lát mây tre, nghề rèn, nghề làm gạch nung, ngói, bốc thuốc chữa bệnh… Có những nghề cịn được duy trì đến tận ngày nay. Tuy nhiên, đa phần những sản phẩm này chỉ mang tính tự cung, tự cấp trong cộng đồng, chưa trở thành hàng hóa phổ biến. Nhiều nghề thủ cơng hiện vẫn được người Sán Chỉ giữ gìn và phát triển.
Nghề dệt
Người Sán Chỉ có truyền thống trồng bơng dệt vải từ lâu đời. Trước đây, hầu như nhà nào cũng trồng bông dệt vải, cũng có khung cửi và tự cắt may các loại trang phục. Bông được mang về nhà, phơi khô và cán tách hạt bằng một dụng cụ quay tay đơn giản, tự chế (cú cạo). Sau đó, bơng được bật (cọong púi)
tạo thành từng mảng mịn, cuộn thành con cúi, sau cùng mang kéo, se sợi (giọt
búi). Sợi bông được cho vào nồi nấu cùng với gạo gọi là hồ sợi. Cuối cùng, mang
phơi khô, cuộn thành các ống sợi. Dùng khung dệt thủ công dệt thành tấm vải. Vải mới dệt ra có màu trắng, khổ rợng 40 - 50cm, đợ dài bất kì. Vải được nḥm bằng chàm và một số loại nguyên liệu nhuộm khác.
Chàm được trồng vào tháng 3 Âm lịch, tháng 7 người Sán Chỉ cắt chàm về cho vào chum ngâm 1 ngày 1 đêm (vắt xeng), sau đó vớt lá bỏ đi, chỉ lấy nước màu xanh, cho vôi vào khoắng lên đến khi có bọt màu hồng sáng là được. Để vài giờ cho nước chàm lắng cặn, gạn bỏ nước trong ở trên chỉ giữ lại cặn chàm, chất bợt có màu đen ánh hồng. Bợt chàm được pha chế với nước ngâm lá cây chỉ thiên và tro bếp đã lọc khoảng 1 tuần, khi nào thấy nước màu vàng, bọt màu đỏ hồng không tan là được. Vải dệt ra sau khi giặt sạch phơi khô đem ngâm vào vại chàm, khoảng 10 - 15 ngày thì được. Sau đó, lấy vỏ cây nhau hạc pôi nấu thành nước màu đỏ, ngâm vải vào nước đó, bỏ ra phơi khơ, lại nhúng rồi phơi như vậy 3-5 lần trong một ngày. Tiếp tục cho vải vào nước cây chỉ thiên, ngâm từ sáng đến trưa rồi mang phơi, bao giờ thấy vải có màu chàm ánh hồng là được. Riêng đối với chăn bơng thì vỏ chăn thường là loại dệt thơ hơn, nḥm màu nâu, khơng nḥm màu chàm.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Việc sử dụng các dụng cụ chế biến sợi bông và trồng bông thường do đàn ơng làm, cịn mọi cơng việc từ cán bông, kéo sợi, quay sợi, dệt, nhuộm vải và cắt may thành trang phục đều do phụ nữ đảm nhiệm. Kinh nghiệm đó được truyền từ đời này sang đời khác. Con gái trước khi đi lấy chồng đều phải học và biết làm tồn bợ các cơng việc này. Với người phụ nữ Sán Chỉ, trang phục của họ chủ yếu là váy màu chàm, cùng với đó chị em tạo các viền màu đỏ trên váy, để tạo nên một bộ trang phục đặc trưng của dân tợc mình mà khơng giống bất cứ trang phục của những dân tộc khác. Bên cạnh những trang phục trên, họ dùng vải lanh để may chăn, màn, khăn...
Có thể nói nghề trồng bơng và dệt là một nét đẹp trong đời sống kinh tế của người Sán Chỉ ở Tiên Yên, thể hiện sự khéo tay và chăm chỉ của chị em phụ nữ người Sán Chỉ. Trước đây bất kỳ người phụ nữ Sán Chỉ nào cũng phải biết trồng bơng dệt vải. Đó được coi là mợt trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức, phẩm chất và cách làm ăn của chị em phụ nữ Sán Chỉ. Tuy nhiên, cùng với nhịp sống hiện đại và q trình sống cợng cư cùng với người Kinh, nhu cầu về trang phục của người Sán Chỉ cũng thay đổi, nghề dệt được xem là kỳ công, tốn nhiều thời gian, nên phần đa chị em phụ nữ Sán Chỉ chọn giải pháp mua vải hoặc quần áo may sẵn, được bày bán tại các phiên chợ của xã, huyện, vì vậy, nghề dệt đã mai mợt dần và hiện nay gần như khơng cịn được duy trì trong c̣c sống của người Sán Chỉ ở Tiên n. Chính vì vậy, việc duy trì nghề thủ cơng này rất cần có sự quan tâm vào c̣c của các cấp ngành ở địa phương, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tợc nói chung, đồng bào Sán Chỉ nói riêng trên địa bàn huyện.
Nghề mộc
Đây là nghề dành cho những người đàn ông Sán Chỉ. Các sản phẩm mộc chủ yếu là các đồ dùng, vật dụng trong gia đình như bàn ghế, thùng gỗ, chậu gỗ, bát gỗ, thìa gỗ, muôi gỗ… Khi làm các sản phẩm này, người Sán Chỉ khơng dùng
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đinh mà chủ yếu là sử dụng kĩ thuật ghép mợng, tạo ra sản phẩm. Mặc dù hình thức sản phẩm khơng đẹp nhưng có giá trị sử dụng và thiết thực trong đời sống của người Sán Chỉ.
Nghề đan lát
Trong các gia đình người Sán Chỉ xưa, nếu dệt may là công việc của phụ nữ thì đan lát là cơng việc của đàn ơng. Đan lát là nghề thủ công truyền thống rất phổ biến trong các gia đình người Sán Chỉ. Sản phẩm là các loại gùi, sọt, lồng gà, nơm gà. Nguyên liệu để đan là các loại cây như nứa, mai, giang, tre … Người Sán Chỉ dùng lạt giang để đan gùi, sọt, dùng nứa để đan những tấm cót vừa để phơi nông sản đã thu hoạch hay qy lại thành hình trịn để đựng thóc. Gùi của người Sán Chỉ được đan theo kiểu long ba. Giỏ được đan bé hơn gùi, có nắp đậy. Dây đeo giỏ bằng da trâu, bò. Người Sán Chỉ dùng giỏ để đựng cơm mang theo để ăn trong những ngày mùa bận rộn.
Nghề bốc thuốc chữa bệnh
Người Sán Chỉ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh. Họ thường thu hái cây thuốc trong các khu rừng nguyên sinh hoặc trên núi cao ít người qua lại. Họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc, đặc biệt trong việc nấu cao, ngâm rượu thuốc. Cao cây (moọc cạo) được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt của họ. Thông thường cao cây được nấu từ khoảng hơn 100 loài cây thuốc khác nhau. Ngồi ra, người Sán Chỉ cịn dùng thuốc nam dưới các dạng thuốc thang, rượu thuốc, xoa bóp, thuốc đắp. Trong khu vực người Sán Chỉ cư trú ở Tiên n có khoảng hơn 200 lồi cây được sử dụng làm thuốc, trong đó có khoảng 100 lồi thường dùng.
Người Sán Chỉ có truyền thống trong việc điều trị và chữa bệnh theo y học cổ truyền dân tợc. Trong mỗi thơn, bản của họ đều có người làm nghề thuốc. Họ được truyền lại nghề từ cha mẹ hoặc người thân. Bên cạnh công việc chính là làm nông nghiệp, người Sán Chỉ thường tranh thủ lấy thuốc trong lúc đi làm
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nương, làm ṛng hoặc khi bệnh nhân có nhu cầu. Tuy nhiên, để tìm và lấy đủ các vị trong một thang thuốc, họ phải mất rất nhiều thời gian, cơng sức. Bởi vậy, những gia đình có người làm thầy thuốc thường không được sung túc do phải mất quá nhiều thời gian cho việc tìm cây thuốc, trong khi thù lao thu nhập từ thuốc là rất thấp.
Theo phong tục của người Sán Chỉ, người bệnh đến xin thuốc ở nhà thầy thuốc thường mang theo một lễ vật nhỏ như giấy vàng, một thẻ hương. Thầy thuốc hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh về các triệu chứng của bệnh, tình hình ăn uống của người bệnh sau đó mới bốc thuốc và dặn dị cách sử dụng. Nếu khỏi bệnh, người bệnh nhất thiết phải đến trả ơn thầy thuốc, nếu không đến làm lễ trả ơn thì bị coi là người vơ ơn. Trong q trình bốc thuốc chữa bệnh, thầy thuốc khơng địi hỏi phải chi trả tiền cơng hay quà cáp, thậm chí còn chuẩn bị chu đáo nơi ăn nghỉ cho bệnh nhân ở xa đến. Những nghi lễ trong phong tục chữa bệnh của người Sán Chỉ thể hiện tính nhân văn trong cộng đồng tộc người. Tuy vậy, những năm gần đây, nghề bốc thuốc chữa bệnh của người Sán Chỉ đã mai một dần, số người theo nghề hiện giờ còn rất ít.
Nghề làm miến dong
Làm miến dong là nghề truyền thống có từ lâu đời và hiện nay là nghề phổ biến mang lại cuộc sống ấm no cho khơng ít các gia đình bà con dân tợc Sán Chỉ ở các xã Đại Dực, Đại Thành, Phong Dụ. Sản phẩm miến dong Tiên Yên nổi tiếng ngon bởi khơng có vị chua, khơng nát, sợi miến dai, khơng dính, có hương vị đặc trưng và hồn tồn khơng sử dụng hóa chất trong q trình chế biến. 100% nguyên liệu để chế biến miến dong Tiên Yên là tinh bột dong riềng. Cây dong riềng được trồng tập trung trên địa bàn 2 xã của huyện Tiên Yên là Đại Dực, Đại Thành, trên những thửa nương, rẫy và ruộng bậc thang vùng đất Tiên Yên từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm.
Trước đây chưa có điện lưới và máy móc, việc chế biến miến dong được người dân làm hoàn tồn thủ cơng bằng tay và các loại dụng cụ tự tạo. Q trình
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
gồm các công đoạn khá phức tạp và mất nhiều thời gian, cơng sức nên địi hỏi nhiều lao đợng (thường là cả gia đình tham gia). Đặc biệt, muốn làm được sợi miến ngon có đợ trắng, đợ dai thích hợp thì người làm phải rất tinh ý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích lũy từ lâu.
Lựa chọn và rửa củ dong: Củ dong chọn được để làm miến thường là
những củ già có nhiều bợt, khơng bị sâu thối, to đều. Sau đó, củ dong được cho vào những rá tre cạp hở một đầu không lớn để rửa ở sông suối nhiều nước gần nhà. Rửa đi rửa lạ đến khi nào thấy củ dong sạch đất và bong hết vẩy lá là được. Việc này rất quan trọng để khi xát bợt khơng bị bẩn và có sạn nên củ dong phải được chắc chắn đã loại bỏ hết đất bám trên mình. Bởi để miến có sạn và bị đen là điều tối kỵ trong sản xuất miến dong.
Nghiền bột dong: Sau khi rửa sạch, củ dong được đem xát thành bột. Trước
đây, khi chưa có máy móc, người Sán Chỉ đã chế tạo ra mợt dụng cụ để nghiền củ. Người ta đóng mợt cái hợp hình chữ nhật dài để ngỏ mợt đầu có chốt hãm. Bên trong gắn mợt trục gỗ trịn nối liền hai đầu hộp, giữa trục gắn thêm các lá thép để cắt củ. Bên ngồi hợp lắp hai vịng bi và hai cánh quạt bọc đầu trục gỗ. Người ta nối thêm một bánh đà đạp chân tạo lực đẩy hai cánh quạt quay làm trục gỗ chuyển động, các lá thép hoạt động và củ dong được cắt nhỏ dần. Công đoạn này khá lâu và thường là do người đàn ơng trong gia đình đảm nhiện. Cho đến khi củ dong bị nghiền nát thì người ta chắt lấy phần tinh bột và bỏ phần bã ni lợn. Sau đó, phần tinh bợt được đổ vào một cái chum để khoảng 02 tiếng cho bột lắng xuống đáy chum thì gạn nước đi. Lúc này thì kết thúc việc nghiền bợt.
Lọc bột dong: Q trình lọc bợt dong đóng vai trị quan trọng quyết định
đợ trắng, đợ bóng của miến. Đặc biệt, phải lọc thật kỹ thì mới có thể loại bỏ được sạn lẫn trong bột dong. Miến dong ngon khơng thể có sạn. Để lọc bợt, trước hết người ta cho bột vào những cái chum sành to rồi đổ nước vào, lấy cây gỗ tròn dài đánh đều cho bợt hồ tan vào nước. Đợi cho bột lắng xuống đáy chum, nước trong thì đổ nước đi và bóc lấy phần bợt, vị mịn. Phải bỏ khoảng 02cm bợt đáy
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vì nó có chứa rất nhiều sạn. Trung bình mỗi ngày lọc từ 02 - 03 lần như vậy và việc lọc bột được tiến hành trong 05 - 07 ngày mới kết thúc. Bợt sạch phải có màu trắng, mịn, khơng lẫn sạn thì đạt u cầu.
Tráng miến: Cơng đoạn này cần chuẩn bị sẵn một chiếc nồi hoặc chảo sâu
lịng khá lớn có đường kính 50 - 60 cm và rất nhiều củi khô đã được đi lấy trên rừng hàng tháng trước để tráng miến. Khi tráng miến thì đổ nước vào nồi sao cho nước chiếm 2/3 nồi. Trên miệng nồi đặt một tấm phên đan dày rộng hơn miệng nồi khoảng 02cm. Người ta dải thêm mợt tấm vải màn phủ kín tấm phên. Trước đó, phải hồ bợt với nước đựng trong chum: cứ 01kg bợt khơ hồ được 20 - 25kg bột ướt. Bắt đầu việc tráng miến thì đun nước thật sơi. Khi hơi nước bốc lên, người ta dùng gáo múc bột đổ lên dàn mỏng trên tấm màn rồi đậy nắp lên. Sau khoảng 2 phút, bợt chín đều thì lấy mợt cái que dài khéo léo cuộn bánh trải nhẹ ra phên rồi mang phơi. Kích thước mỗi phên là 2,5m - 0,9m chứa khoảng 03 bánh. Ở công đoạn tráng miến cần phải đảm bảo bánh được chín kỹ thì miến mới có đợ dai, khơng bị nát khi chế biến. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nhận định là miến ngon.
Phơi miến: Người dân làm những dàn phơi miến ở những nơi đón được
nhiều nắng. Trong quá trình phơi phải giở liên tục cho miến mau khô. Dàn phơi được dựng bằng 10 - 15 cây tre dài 07m - 08m gác lên các chân trụ. Theo kinh nghiệm của người dân, khi bánh khơ vừa tới (bánh cịn ẩm) thì xếp bánh chồng lên nhau cho vào túi ủ qua một đêm rồi mang ra cắt. Khơng có máy cắt miến, người dân thường thái thành những sợi nhỏ 0,3cm bằng dao được mài sắc. Cắt xong, người ta sẽ cuộn hai đầu bánh vào trong và đem trải ra phên phơi cho khơ. Trung bình, mỗi phên chứa khoảng 05 c̣n miến. Cho đến khi miến khơ song vẫn có đợ dai và khơng bị đứt.
Bảo quản và tiêu thụ: Miến khô được buộc túm vào bằng sợi miến cất ở
nơi cao, thống gió. Mỗi mợt túm miến khoảng 01kg. Chế biến bằng thủ công như vậy nên năng suất không cao dù chất lượng miến được đảm bảo.
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Những năm gần đây, nhận thấy cây dong riềng có giá trị kinh tế rất lớn, người Sán Chỉ đã từng bước thay đổi cách nhìn nhận và tập quán canh tác loại cây này. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được người Sán Chỉ áp dụng trong quy trình trồng và chế biến miến dong ở nhiều khâu sản xuất. Các hợ gia đình, cơ sở chế biến miến đã biết kết hợp hài hịa giữa các cơng nghệ chế biến mới với những bí quyết chế biến truyền thống giúp tạo ra sản phẩm không những giữ được chất lượng đặc trưng mà còn tăng thêm các giá trị mới: thẩm mỹ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Miến dong Tiên Yên đã có thương hiệu logo riêng và được bày bán
ở các chợ huyện Tiên n và thị xã Đơng Triều. Có thể thấy, cây dong riềng đã
trở thành cây trồng thế mạnh của người Sán Chỉ và miến dong trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị rất cao trên thị trường.
Hiện nay, do tác động của yếu tố kinh tế thị trường, các nghề thủ cơng gia đình ở Tiên n đã có nhiều biến đổi và khơng cịn phát triển như trước. Nghề