9. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.1.4.4. Các nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động TTQT
+ Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ
Thông qua hoạt động ngoại thương, các giao dịch mua bán ngoại tệ được tiến hành trên thị trường ngoại hối, nhằm đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra thông suốt, thuận lợị Ngân hàng tham gia bán chéo sản phẩm ngoại tệ với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu như sau:
Đối với khách hàng là nhà xuất khẩu: Sau khi khách hàng nhận được thanh toán là một khoản ngoại tệ từ phía đối tác, ngân hàng sẽ thỏa thuận mua lại lượng ngoại tệ đó theo một tỷ giá nhất định. Lợi nhuận ngân hàng thu được từ giao dịch này phụ thuộc vào mức chênh lệch giữa tỷ giá thỏa thuận mua với khách hàng và tỷ giá bán ra thị trường của ngân hàng.
Đối với khách hàng là nhà nhập khẩu: Ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng theo phương thức giao ngay hoặc kỳ hạn, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho nhà nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng ngoại thương. Lợi nhuận ngân hàng thu được từ giao dịch này phụ thuộc vào mức chênh lệch giữa tỷ giá mua từ thị trường của ngân hàng và tỷ giá bán thỏa thuận với khách hàng.
+ Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Sự thiếu hụt về vốn là một trong những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua trở ngại này, ngân hàng cung cấp sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu như là một giải pháp hữu hiệu, vừa góp phần thắt chặt quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, vừa góp phần đem lại thu nhập cao từ hoạt động tín dụng cho ngân hàng. Cụ thể nghiệp vụ tài trợ như sau:
Đối với khách hàng là nhà xuất khẩu: Ngân hàng thực hiện cung cấp tín dụng để bổ sung vốn cho khách hàng, phục vụ sản xuất kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩụ Một số hình thức tài trợ xuất khẩu như chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ theo L/C, cho vay thực hiện hàng xuất theo L/C đã mở...
Đối với khách hàng là nhà nhập khẩu: Ngân hàng thực hiện tài trợ vốn để khách hàng nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệụ.. phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Một số hình thức tài trợ nhập khẩu như cho vay thanh toán L/C, tín dụng ứng trước theo điều khoản thanh toán, cho vay thanh toán theo hợp đồng ngoại thương...
+ Nghiệp vụ bảo lãnh, bảo hiểm
Nghiệp vụ bảo lãnh thường được bán chéo thông qua hoạt động TTQT là bảo lãnh vận đơn (bảo lãnh nhận hàng) và bảo lãnh gián tiếp (bảo lãnh đối ứng).
Người nhập khẩu là người đề nghị phát hành bảo lãnh vận đơn: Người bảo lãnh yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho người nhập khẩu không có vận đơn gốc và cam kết sẽ hoàn trả vận đơn gốc khi nhận được, nếu không sẽ phải bồi thường mọi thiệt hại cho người chuyên chở có liên quan đến vận đơn đó (Đinh Xuân Trình, 2006)
Bảo lãnh gián tiếp là một bảo lãnh mà trong đó Người bảo lãnh dựa vào quyền thụ hưởng của một bảo lãnh mà một Người bảo lãnh ở nước khác phát hành cho mình hưởng để phát hành một bảo lãnh trực tiếp cho Người thụ hưởng nước mình hưởng (Đinh Xuân Trình, 2006)