Vai trò hoạt động TTQT đối với các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 25 - 26)

9. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.1.3.2. Vai trò hoạt động TTQT đối với các NHTM

Gia tăng doanh thu, lợi nhuận: Sự phát triển của hoạt động TTQT sẽ giúp ngân hàng thu được một nguồn phí không nhỏ, từ đó góp phần gia tăng doanh thu cho ngân hàng. Đồng thời, với tính chất không tồn tại nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng, các khoản phí này được xem như “thu ròng”, không yêu cầu trích lập dự phòng theo qui định, do đó, bảo toàn được lợi nhuận cho ngân hàng.

Chuyển dịch cơ cấu thu nhập: Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều mong muốn chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng và gia tăng thu nhập các mảng dịch vụ khác, sự phát triển hoạt động TTQT sẽ giúp các ngân hàng thực hiện được mục tiêu này, thông qua sự gia tăng các khoản phí dịch vụ.

Giảm thiểu rủi ro hoạt động: Tuy rằng hoạt động TTQT tiềm tàng những rủi ro đa dạng, tuy nhiên nếu có những giải pháp quản trị hiệu quả, hoạt động này hoàn toàn có thể kiểm soát được yếu tố rủi ro dễ dàng hơn so với hoạt động tín dụng (hoạt động chính của các NHTM hiện nay).

Gia tăng nền khách hàng, nâng tầm vị thế ngân hàng: Hoạt động TTQT chủ yếu hướng đến những khách hàng có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhờ phát triển hoạt động này mà ngân hàng có thể phát triển các khách hàng mới, gia tăng nền khách hàng hiện tạị Ngoài ra, là nghiệp vụ mang tính hiện đại, không ngừng đổi mới, đòi hỏi chuyên môn cao và uy tín tầm thế giới, hoạt động TTQT giúp nâng tầm vị thế của ngân hàng, khẳng định chất lượng ngân hàng hiện đạị

Bán chéo các sản phẩm ngân hàng: Từ hoạt động TTQT, các chuyên viên NHTM có thể thực hiện bán chéo một số sản phẩm hỗ trợ khác như: Mua bán ngoại tệ, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh đối ứng...

Mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Việc đẩy mạnh hoạt động TTQT sẽ giúp các ngân hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận, thiết lập quan hệ đại lý với các NHTM trên thế giới, từ đó mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động ngân hàng, nâng tầm uy tín hoạt động trên thị trường quốc tế.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Hiện nay, sự cạnh tranh trong hoạt động cấp tín dụng, tiền gửi dường như đã trở nên bão hòa, khó có thể tạo nên lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho các NHTM. Tuy nhiên, với một lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm, chuyên môn, uy tín cao qua thời gian thử thách, khó thâm nhập và mở rộng như hoạt động TTQT thì các NHTM hoàn toàn có thể tạo nên một lợi thế mới cho mình, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)