- Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội:
2.4.1. Những mặt thuận lợi:
Việt Nam đã thực sự hội nhập kinh tế quốc tế với mốc đánh dấu là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng cùng với các cam kết mở cửa thị trƣờng tài chính trong thời gian tới sẽ thúc đẩy hệ thống tài chính – Ngân hàng Việt Nam phát triển cả về lƣợng lẫn chất. Với sự phấn đấu vƣơn lên của các tổ chức tài chính – ngân hàng trong nƣớc, tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và sự tham gia của các tổ chức tài chính – ngân hàng nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam, Hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam sẽ tiến gần đến các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, nâng cao công nghệ, trình độ quản lý và năng lực tài chính. Thông qua hội nhập quốc tế tạo ra động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng các đòi hỏi của qúa trình hội nhập và thực hiện cam kết đối với các định chế tài chính, các tổ chức thƣơng mại khu vực và toàn cầu.
Hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, luật các
tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo ra khuôn khổ pháp lý khuyến khích các tổ chức tín dụng thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trong hoạt động ngân hàng. Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia có hiệu qủa góp phần cho nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định. Các văn bản quy phạm pháp luật về Quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay,… ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, tiến dần đến thông lệ quốc tế đã tạo cho hoạt động tín dụng có tính an toàn, minh bạch hơn, khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cƣờng hoạt động cho vay đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Cùng với việc ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp, Bình Dƣơng cũng rất chú trọng phát triển các ngành dịch vụ để tạo nên sự phát triển cân đối, đáp ứng yêu cầu phát triển đồng bộ trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, nâng cao hiệu qủa các ngành dịch vụ để thúc đẩy công nghiệp và nông nghiệp phát triển, chú trọng phát triển đồng bộ các dịch vụ cơ bản gắn liền với phục vụ các khu công nghiệp, đô thị nhƣ xuất nhập khẩu, thƣơng mại, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tƣ vấn, công nghệ… Vì vậy các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động.
Bình Dƣơng có môi trƣờng đầu tƣ đƣợc đánh giá là tốt nhất nƣớc đang thu hút nhiều nhà đầu tƣ đến thành lập doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trƣờng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng mở rộng nên hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng của các ngân hàng thƣơng mại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Với số lƣợng lớn các doanh nghiệp đƣợc thành lập cũng kéo theo nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng mà các tổ ngân hàng thƣơng mại có thể cung cấp: huy động nguồn tiền gửi thanh toán, cung cấp các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc, cung cấp các dịch vụ ngân qũy, cung cấp vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh… Trong những năm qua tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp đóng góp rất lớn cho sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, chuẩn bị cho qúa trình hội nhập, các tổ chức tín dụng đang nỗ lực hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Đến nay hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đƣợc trang bị hệ thống công nghệ khá hiện đại, online toàn hệ thống nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng,
thuận tiện, chính xác, tạo đƣợc niềm tin của khách hàng.
Nhận thức của lãnh đạo các ngân hàng thƣơng mại đã rất năng động, sáng tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh trong qúa trình hội nhập quốc tế. Đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn, đƣợc đào tạo chính quy, phong cách làm việc lịch sự, hòa nhã, ân cần, văn minh góp phần tạo đƣợc niềm tin, sự hài lòng của khách hàng.
Chiến lƣợc kinh doanh đúng hƣớng đã góp phần vào sự thành công của các các ngân hàng thƣơng mại. Các ngân hàng thƣơng mại nguồn vốn lớn, có nhiều kinh nghiệm trong cho vay các doanh nghiệp nhƣ các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, ngân hàng liên doanh đã tập trung khai thác thị trƣờng các doanh nghiệp lớn. Các ngân hàng thƣơng mại có nguồn vốn nhỏ hơn tập trung khai thác các doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài - đây là đối tƣợng khách hàng tiềm năng của tỉnh, Các ngân hàng thƣơng mại đã tận dụng đƣợc các lợi thế riêng của mình để khai thác hiệu qủa các tiềm năng của thị trƣờng.
Bình Dƣơng là địa phƣơng có nhiều tiềm năng cho nên các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của hội sở chính các ngân hàng thƣơng mại, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn có sự tăng trƣởng cao, chiếm lĩnh thị phần và vƣơn lên đứng vào các thứ hạng hàng đầu trong hệ thống các chi nhánh của các ngân hàng thƣơng mại.