Dƣ nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 40 - 44)

- Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội:

2.3.5. Dƣ nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn tỉnh

ĐVT: Triệu đồng

STT Thành phần kinh tế

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng 1 Doanh nghiệp nhà nƣớc 4.437.270 16,23% 5.143.242 14,70% 6.682.427 18,00% 2

Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 13.115.833 47,98% 16.939.471 48,42% 18.293.536 49,28% 3

Doanh nghiệp liên doanh 39.088 0,14% 1.152.817 3,30% 281.068 0,76% 4 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 4.048.954 14,81% 4.372.354 12,50% 4.257.294 11,47% 5 Tƣ nhân cá thể 5.696.925 20,84% 7.376.357 21,08% 7.610.099 20,50% Tổng cộng 27.338.070 100,00% 34.984.241 100,00% 37.124.424 100,00%

Nguồn: Báo cáo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bình Dương

Dư nợ theo thành phần kinh tế tháng 10/2010

18%

50% 1%

11%

20% Doanh nghiệp nhà nƣớc

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Tƣ nhân cá thể

Biểu đồ 3 : Dư nợ theo thành phần kinh tế tháng 10/2010( Nguồn: Báo cáo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bình Dương)

Trong 3 năm gần đây từ 2008-2010, dƣ nợ cho vay trên địa bàn Bình Dƣơng đều tăng về số tuyệt đối ở tất cả các thành phần kinh tế. Điều đó cũng phần nào cho thấy Bình Dƣơng là tỉnh có nền kinh tế năng động, nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển và sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế đều gia tăng.

Trong xu hƣớng phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đem lại sự phát triển bùng nổ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cùng với tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc; hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng hòa theo dòng chảy của thị trƣờng. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài liên tục gia tăng và đang chứng tỏ vốn tín dụng đƣợc nền kinh tế sử dụng có hiệu qủa. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với sự năng động, nhạy bén trong hoạt động kinh doanh, có tài sản bảo đảm nợ vay với giấy tờ hợp pháp, rõ ràng, thuận tiện trong thủ tục thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch bảo đảm và hiệu qủa sử dụng vốn cao, vay và trả nợ đúng hạn nên đang đƣợc các ngân hàng ƣa thích cho vay. Dƣ nợ tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng …

Cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng đang phát triển mạnh. Thành phần kinh tế này với lợi thế là có thị trƣờng xuất khẩu, có vốn và trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cộng thêm các ƣu đãi của Chính phủ Việt Nam nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động khá hiệu quả với tổng sản phẩm trên toàn địa bàn trên 30%. Đây là đối tƣợng khách hàng tiềm năng mà các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn hƣớng tới. Tuy nhiên, trong thời gian qua dƣ nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế này còn khá khiêm tốn ( khoảng 12% tổng dƣ nợ toàn tỉnh) do các nguyên nhân sau: Đối với các doanh nghiệp lớn, có nhiều tiềm năng phát triển việc cho vay dành cho đối tƣợng khách hàng này chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ các Chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài đóng tại TP.HCM nhƣ HSBC, ICBC, ANZ, ChinFong Bank, CityBank… do thế mạnh về công nghệ, quản lý, nhân lực, và các mối quan hệ kinh doanh từ công ty mẹ ở các nƣớc sở tại. Chính vì vậy các Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có nhiều lợi thế trong cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn và thực tế là phần lớn các đều chọn quan hệ với các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Tp.HCM. Đối với các doanh nghiệp liên doanh, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với quy mô vừa và nhỏ thì phần lớn các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ hội tiếp cận hơn. Tuy nhiên đối tƣợng khách hàng này lại khó đáp ứng đƣợc những đòi hỏi nghiệp vụ từ ngân hàng do thiếu tiềm lực về kinh

nghiệm, quy mô, nhân lực, tài sản đảm bảo, mức độ tin cậy về nguồn thông tin do KH cung cấp, …Chính điều này ảnh hƣởng đến mức độ tài trợ đối với thành phần kinh tế nhiều tiềm năng này.

Dƣ nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc tuy có biến động về tỷ trọng dƣ nợ trên tổng dƣ nợ nhƣng đều gia tăng về số tuyệt đối. Nhìn lƣớt qua dƣờng đang có điều gì bất ổn, đi ngƣợc lại xu thế thành phần kinh tế quốc doanh đang giảm dần tỷ lệ nắm giữ GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên nếu đi vào phân tích kỹ tình hình thực tế tại Bình Dƣơng thì có thể thấy dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhà nƣớc đang tăng lên là hợp lý và có hiệu qủa. Có thể nói đây là một đặc thù của Bình Dƣơng, bởi lẽ: mặc dù Bình Dƣơng đã thực hiện chuyển đổi hàng loạt các doanh nghiệp nhà nƣớc sang công ty cổ phần nhƣ: Công ty Tƣ vấn, Xây dựng và Đầu tƣ Bình Dƣơng (BICONSI), Công ty Vật tƣ Nông nghiệp Bình Dƣơng, Xí nghiệp Xây dựng Thủy Lợi Bình Dƣơng, Công ty Xây dựng và Giao thông Bình Dƣơng, Công ty Khai thác và Chế biến Khoáng sản Tân Uyên…nhƣng bên cạnh đó có sự trỗi dậy phát triển mạnh mẽ của một số doanh nghiệp nhà nƣớc lớn nhƣ Tổng Công ty Đầu tƣ và Phát triển Công nghiệp TNHH Một THành Viên (BECAMEX IDC Corp), Công ty 3/2, Tổng Công ty Thƣơng mại và XNK Thanh Lễ, Công ty Cao su Dầu Tiếng. Đây là 04 doanh nghiệp nhà nƣớc lớn đƣợc UBND tỉnh giao làm chủ đầu tƣ nhiều công trình phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, có tính chất quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội Bình Dƣơng nhƣ: Dự án BOT Quốc lộ 13, xây dựng các KCN Việt Nam – Singapore, KCN Mỹ phƣớc 1, 2, 3, Khu Liên hợp Công nghiệp và Dịch vụ Bình Dƣơng diện tích 4.196 ha… Đây là đối tƣợng khách hàng trọng tâm mà các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh cạnh tranh quyết liệt thu hút về nhằm đạt mục đích tăng trƣởng tín dụng, tối đa hóa lợi nhuận. Điều này xảy ra do các nguyên nhân sau: Nhu cầu vốn tín dụng cho đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp này rất lớn và thời gian qua nguồn vốn tín dụng đƣợc các doanh nghiệp nhà nƣớc này sử dụng có hiệu qủa, góp phần to lớn sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Các doanh nghiệp này có tiềm lực kinh tế mạnh, là các đơn vị kinh doanh chủ lực nhà nƣớc thực hiện các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật do trung ƣơng phê duyệt. Mô hình kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm liền với rất nhiều ngành nghề đa dạng, khép kín. Tăng trƣởng lợi nhuận hằng năm cao. download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo NGÂN HÀNG NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)