Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì mục tiêu cuối cùng là làm cho lợi
nhuận từ hoạt động tín dụng ngày càng cao. Do đó, các giải pháp được lựa chọn bao
gồm tiếp tục tăng trưởng tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng ổn định, đạt mức thấp,
tận thu tối đa từ các khoản tín dụng nhằm đạt lợi nhuận cao.
3.2.2.1. Giải pháp nhằm mởrộng, tăng trưởng tín dụng
Nhất quán định hướng và mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam về tăng trưởng
tín dụng 2017. Căn cứ vào các mục tiêu đã đặt ra, tranh thủ tăng trưởng ngay từ đầu năm. Ưu tiên vốn để giải ngân cho đối tượng vay vốn ở địa bản nông thôn, cho vay theo
Nghị định 55 của Chính phủ, cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch, cho vay theo Nghị định 67 về phát triển ngành thủy sản,… Đối với doanh nghiệp ưu tiên cho vay ưu đãi xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng nhiều năm, vay
trả tốt,…
Chuyển đổi cơ cấu dư nợ, danh mục đầu tư một cách hợp lý, phòng ngừa rủi ro
xảy ra trong tương lai. Đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để cải thiện về mặt tài chính và
cân đối tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn cho vay.
Xem xét lãi suất cho vay trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng để nâng cao năng
lực tài chính những năm tiếp theo. Xem xét cho vay các lĩnh vực, loại hình có lãi suất cho vay cao để cải thiện tình hình tài chính nhưng phải đảm bảo đúng theo các quy định
hiện hành trong hoạt động tín dụng.
Trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt hiện nay, cần thực hiện nghiêm văn hóa
doanh nghiệp, đổi mới phong cách làm việc để giữ vững khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới có hiệu quả.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng, dự án để cho vay: Thông qua cơ chế mở của
Chính phủ và Ngân hàng Trung ương về tín dụng như cho vay những gì Nhà nước không cấm, cho vay có hay không có tài sản thế chấp, cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay… các ngân hàng cần chủ động thăm dò, tìm kiếm khách hàng, tìm dự án cho
vay từ các cơ quan ban ngành quản lý, cấp giấy phép đầu tư. Nghiên cứu và tổ chức đầu
tế của tỉnh như: nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu, dịch vụ, vận
tải…Tích cực tìm kiếm, hợp tác với các cơ quan quản lý lựa chọn các dự án khả thi để đầu tư theo nhiều phương thức thích hợp.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mới có chọn lọc để cho vay,
kể cả các khách hàng đang quan hệ tại các TCTD khác nhưng vay trả sòng phẳng, sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Mạnh dạn sử dụng các giải pháp để thu hút khách hàng.
Tham mưu xây dựng các gói sản phẩm tín dụng ưu đãi cho các khách hàng đặc biệt
nhằm thu hút về quan hệ vay vốn tạiNHNo&PTNT.
3.2.2.2. Nhóm giải pháptăng cường chất lượng tín dụng:
Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với tăng trưởng chất lượng tín dụng, làm tốt
công tác cảnh báo, hạn chế phát sinh nợ xấu, đảm bảo khả năng trả nợ của khác hàng, tạo nguồn thu hoạt động tín dụng ngày càng cao, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong
quá trình thu hồi xử lý nợ quá hạn, nợxấu, từ đógóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng.
Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố như
- Chính sách tín dụng
- Thông tin tín dụng.
- Công tác tổ chức Ngân hàng - Chất lượng nhân sự.
- Công tác kiểm soát nội bộ.
-Năng lực của doanhnghiệp:
- Trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp:
- Đạo đức của người đi vay:
- Tác động của môi trường kinh tế.
- Tác động của môi trường pháp lý:
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước…
Như vậy chất lượng tín dụng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố và có nhiều các giải
pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng tín dụng như: Chú trọng đến việc phát triển
thức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp; Chuyên môn hóa các hoạt động về thẩm định
khách hàng, quản lý nợ, xử lý nợ; Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tín dung hiệu
quả; Đa dạng hóa danh mục cho vay; Sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng thông qua công
cụ phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng…. Tuy nhiên trong mỗi thời kỳ khác nhau, phải xác định các nguyên nhân chính, nguyên nhân cơ bản để có những giải pháp khắc
phục có hiệu quả nhất. Trong những năm qua, mặc dù tỷ nợ nợ xấu của Chinhánh luôn
được kiểm soát ở mức hợp lý khoảng 0.7%, nhưng không có nghĩa là chất lượng tín
dụng không có những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro khi nợ XLRR và nợ bán cho VAMC còn khá cao. Trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là: Chất lượng thẩm định tín dụng không được tốt, định thời hạn cho vay không phù hợp. Đặc biệt do sức ép chỉ tiêu khoán thu lãi hàng tháng, dẫn đến cán bộ tín dụng phân kỳ hạn lãi không sát kỳ thu nhập của khách
hàng, làm món vay bị chuyển sang nợ xấu khá phổ biến như đã phân tích ở chương II.
Chính vì lý do trên, giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng hiện nay đó là nâng cao năng lực thẩm định của cán bộ tín dụng, phải phân tích và đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng, từ đó:
+ Đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của khách hàng: Xác định đúng nhu cầu vay vốn
của khách hàng, phù hợp với năng lực sảnxuất và các điều kiện vay vốn, đặcbiệt là đối
với các món vay trung dài hạn là cơ sở quan trọng trong việc thu hồi vốn vay. Cấp tín
dụng quá năng lực sản xuất như các trường hợp vay lớn sẽ dẫn đến khách hàng khai thác không hiệu quả, thu không đủ để trả nợ. Mặt khác, nếu cấp tín dụng không đủ vốn do
tâm lý e ngại, hoặc dựa vào tài sản đảm bảo thì khách hàng cũng sẽ tìm nguồn vốn bên ngoài với lãi suất cao cũng dẫn đến thu nhập chỉ đủ để trả nợ gốc lãi bên ngoài. Vì vậy,
cần xác định đúng nhu cầu vốn vay, vừa đáp ứng đủ vốn cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo thu hồi được nợ là yêu cầu cơ bản khi xem xét khoản vay.
- Đa dạng hóa các phương thức cho vay: Lựa chọn, xác định phương thức cho
vay phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, và phù hợp
với mục đích sử dụng vốn vay. Đây là yếu tố đòi hỏi có tính kỹ thuật, thuộc nghiệp vụ
của ngân hàng, song nó quyết định đến toàn bộ các yếu tố khác của khoản vay (như thời
hạn trả nợ, số tiền vay, kỳ hạn trả nợ, lãi suất,.), mà mỗi loại phương thức cho vay áp dụng. Phương thức cho vay hiện nay còn đang đơn điệu, gò bó, nhiều hình thức khác
chưa được bổ sung kịp thời cho phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Cho
vay theo món chỉ phù hợp đối với khách hàng không thường xuyên, sản xuất theo vụ,
chu chuyên vốn chậm... Phương thức cho vay luân chuyên áp dụng đối với những khách
hàng có vòng quay vốn thường xuyên và có quá trình vay trả sòng phang, có tín nhiệm
trong quan hệ giao dịch với ngân hàng. Cho vay trả góp, tín dụng chiết khấu, cho vay theo dự án..., tùy theo từng đối tượng mà vận dụng các thê loại cho vay thích hợp. Việc xác định đúng phương thức cho vay không chỉ giúp khách hàng thực hiện tốt phương
án, dự án vay vốn mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, thu hồi được nợ.
- Xác định hợp lý được thời hạn cho vay: Rủi ro về khả năng thanh toán, khả năng trả nợ của khách hàng phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân
thuộc về phía ngân hàng, do xác định thời hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ sản xuất
kinh doanh, chu kỳ dòng tiền của khách hàng. Việc xác định thời hạn trả nợ phải trên cơ
sở chu kỳ sản xuất và đặc tính kỹ thuật của Thanh long. Thực tế cho thấy, vốn vay của
khu vực này đa phần là vốn vay ngắn hạn; do đó nếu không căn cứ vào chu kỳ sản xuất
kinh doanhđê xác định thời hạn cho vay, sẽ làm phát sinh nợ quá hạn trong khi họ chưa
kịp thu hồi vốn
+ Tổ chức tốt công tác khảo sát, kiểm tra trực tiếp thực tế tình hình hoạt động
kinh doanh của khách hàng mỗi khi có yêu cầu, đề nghị vay vốn ngân hàng. Đây là hoạt
động mang tính chất bắt buộc như là nguyên tắc trong quá trình thẩm định khoản vay,
chỉ có khảo sát, kiểm tra thực tế khách hàng, kết hợp với các thông tin qua phân tích đánh giá tình hình tài chính, khả năng kinh doanh cũng như hiệu quả của phương án
kinh doanh, dự án đầu tư - đối tượng mà khách hàng xin vay vốn để đầu tư, mới giúp
cho ngân hàng nhận định, đánh giá đầy đủ và đúng đắn về khách hàng vay vốn, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.