2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1986-1991
Đây là thời kỳ mới mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng theo nghị định 53 của
Hội đồng bộ trưởng là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh và mô hình từ một cấp sang hai cấp với các nhiệm vụ tập trung chủ yếu là phát hành và quản lý tiền tệ, tổ chức công tác thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, tham gia xây
dựng và phát triển đất nước…Tháng 5-1990, hội đồng nhà nước đã thông qua và công bố 2 pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, có hiệu lực từ
tháng 10/1990, tạo ra một hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng bình
đẳng cạnh tranh với nhau trong khuân khổ pháp luật. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn này, ngoài chi nhánhngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận với vai trò là ngân hàng quản lý trên địa bàn, còn có một số ít các chi nhánh ngân hàng thương
mại, cụ thể chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng quốc doanh là chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và phát triển Bình Thuận ( BIDV Bình Thuận), chi nhánh Ngân hàng Công thương Bình Thuận (Incombank nay là Vietinbank Bình Thuận), chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Bình Thuận (NHNo&PTNT Bình thuận), ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Thuận và Quỹ tín dụng Trung ương- chi nhánh Bình Thuận.
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 1992-2002
Năm 1992, sự kiện chính trị lớn đến với hệ thống ngân hàng tại địa phương, đó
là : Tháng 4/1992 tỉnh Thuận hải được chia tách làm 2: Tỉnh Bình thuận ( Bao gốm cà tỉnh Bình tuy cũ trước năm 1975) và Ninh thuận. Sau khi chia tách, mô hình tổ chức,
mạng lưới phục vụ được từng bước hoàn thiện. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Ngân
hàng không ngừng được củng cố, mạng lưới được mở rộng.
Hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong giai đoạn này nhìn chung không có sự
cạnh tranh gay gắt với nhau. Nhưng đã có những chuyển biến tích cực trong việc định
riêng, phục vụ cho những nhóm đối tượng khách hàng đặc thù. Như BIDV Bình Thuận
có nhóm khách hàng xây lắp, khách hàng vay đầu tư theo kế hoạch nhà nước, khách
hàng là cán bộ công nhân viên vay tiêu dùng …, Vietinbank Bình Thuận có nhóm khách hàng thương mại, dịch vụ, sản xuất chế biến, tiểu thương kinh doanh vàng bạc…, Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận có nhóm khách hàng là nông nghiệp, nông thôn và nông dân chuyên cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng chế biến thủy hải sản, Ngân hàng chính sách xã hội phục vụ cho các đối tượng chính sách, người nghèo.
2.1.1.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Đây là giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế đất nước nói chung và Bình thuận nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO ngày 11/1/2007. Cùng với
du lịch và các ngành mũi nhọn khác của Tỉnh như, công thương nghiệp, dịch vụ thì ngành nông nghiệp cũng đã có những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu không
ngừng tăng qua các năm. Do vậy nhu cầu về vốn vay và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Bình thuận trở thành điểm đến của các ngân
hàng thương mại cổ phần để mở chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tìm kiếm cơ hội kinh
doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động.
Như vậy, đến nay trên địa bàn Bình Thuận có sự hiện diện của 20 NHTM, 01
ngân hàng chính sách xã hội, 25 quỹ tín dụng nhân dân với 107 điểm giao dịch tham
gia hoạt động. Với số lượng ngân hàng đông đảo như trên đã gia tăng tính cạnh tranh
giữa các ngân hàng với nhau và cũng gia tăng lượng cung tín dụng, Chất lượng phục
vụ không ngừng đổi mới, thu hút được vốn huy động trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế địa phương.
2.1.2. Cơ cấu tổchức
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuận có 01 chi nhánh loại 01, 14 chi nhánh
loại 2 và 7 phòng giao dịch, mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn theo mô hình hàng dọc, chuyên môn hóa dựa trên chức năng các
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận
Nguồn:Báo cáo tổng kết năm 2016, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuận.
Về nguồn nhânlực:
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuậncó lực lượng lao động với 420 cán bộ.
Về mặt chất lượng, lao động có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng trở lên chiếm
tỷ trọng 87%; lao động có trình độ ngoại ngữ chứng chỉ A trở lên 55%; lao động có
trìnhđộ tin học từ chứng chỉ A trở lên 86%. Với những con số như trên, thể hiện chất lượng nguồn nhân lực NHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuận là tương đối cao;
Theo cơ cấu độ tuổi lao động: từ 41 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng40%. Nhìn chung, tuổi lao động bình quân tạiNHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuận là tương đối cao.
Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực luôn được Ban giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận đặt lên hàng đầu, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
Bảng 2.2: Tình hình lao động NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận đến ngày 31/12/2016. Ban Giám đốc Phòng Tổng Hợp Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn Phòng Khách hàng doanh nghiệp Phòng Khách hàng Hộ sản xuất & Cá nhân Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng điện toán Phòng Dịch vụ & Marketing Phòng kinh doanh ngoại hối
Tiêu chí Tổng Tỷ trọng (%) 1-Tổng số lao động 420 2-Theo độ tuổi 420 -Dưới 30 tuổi 76 18.1 -Từ 30 đến 40 tuổi 177 42.1 -Từ 41 đến 50 tuổi 87 20.7 -Trên 50 tuổi 80 19.4
3-Theo trìnhđộ chuyên môn 420
-Sau đại học 16 3.8
-Đại học 349 83.1
-Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp 33 7.9
-Khác 22 5.2 4-Trìnhđộ ngoại ngữ 420 -Đại học, cao đẳng 6 1.4 -Chứng chỉ A 32 7.6 -Chứng chỉ B 245 58.3 -Chứng chỉ C 18 4.3 -Khác 119 28.3 5-Trìnhđộ tin học 389 -Đại học 25 6
-Cao đẳng, trung cấp, kỹ thuật viên 4 1
-Chứng chỉ A 156 37.1
-Chứng chỉ B 204 48.6
6-Cơ cấu lao động 420 100
-Lãnhđạo 96 22.9
-Nhân viên nghiệp vụ 324 77.1
+Tín dụng 133 31.7
+Kế toán 148 35.2
+Khác 43 10.2
Nguồn:Báo cáo tổng kết năm 2016, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuận.
2.1.3. Thực trạng những hoạt động cơ bản tại NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Bình Thuận
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận tiếp tục giữ vững thị trường và thị
phần trên địa bàn, cả về huy động vốn và cho vay, vẫn giữ được vị thế là Ngân hàng
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.3: Kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: Tỷ đồng, %. Chỉtiêu Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng nguồn vốn 5,266 6,139 7,154 8,224 9,282 Tốc độc tăng giảm (%) 29.1 16.6 16.5 15.0 12.9 Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 744 895 929 1,138 1,156 Tỷ trọng(%) 14.1 14.6 13.0 13.8 12.5 Có kỳ hạn < 12 tháng 3,989 4,298 4,553 4,804 5,094 Tỷ trọng(%) 75.8 70.0 63.6 58.4 54.9 Có kỳ hạn > 12 tháng 533 946 1,672 2,282 3,032 Tỷ trọng(%) 10.1 15.4 23.4 27.7 32.7
Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi KBNN 114 195 122 118 79 Tỷ trọng(%) 2.2 3.2 1.7 1.4 0.9 Tiềnvay BHXH 50 - - - - Tỷ trọng(%) 0.9 0.0 0.0 0.0 0.0 Tiền gửi các TCKT 383 362 373 439 417 Tỷ trọng(%) 7.3 5.9 5.2 5.3 4.5
Tiền gửi dân cư 4,703 5,570 6,639 7,652 8,770
Tỷ trọng(%) 89.3 90.7 92.8 93.0 94.5
Tiền gửi, tiền vay các
TCTD 16 12 20 15 16
Tỷ trọng(%) 0.3 0.2 0.3 0.2 0.2
Nguồn:Báo cáo tổng kết các nămcủaNHNo&PTNT chi nhánh tỉnhBình Thuận.
Với mạng lưới đồng đều rộng khắp toàn tỉnh, từ thành thị đến nông thôn, kể cả
huyện đảo Phú Quý, qua 5 năm thực hiện huy động vốn, giai đoạn 2012 - 2016, toàn chi
nhánh đãđạt được kết quả khá tốt. Quy mô nguồn vốn đã tăng gấp 1.76 lần so với năm
2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 18%/năm. Cơ cấu nguồn vốn là hợp
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng giảm dần từ năm 2012 đến nay. Nguyên nhân chính làm tốc độ huy động giảm là do sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên địa bàn. Tháng 03/2011, thông tư 02/2011/TT-NHNNđã đưa ra
mức trần về lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam là 14%/năm (bao gồm cả
chi khuyến mãi) (Riêng Quỹ tín dụng nhân dân không vượt quá 14.5%/năm).
Tuy nhiên, những ràng buộc của quy định về trần lãi suất lại đang làm lao đao
hệ thống NHTM; Bị khống chế mức trần, các NHTM Cổ phần áp dụng lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất cao để tạo sức hấp dẫn cho khách hàng có nguồn
vốn lớn. Hoặc áp dụng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn được hưởng lãi suất cao
nhằm thu hút khách hàng.Trong khi các NHTM Nhà nước như NHNo&PTNT tuân thủ đúng các quy định của NHNN thì hầu như các NHTM Cổ phần lại vượt rào, lách luật
với nhiều hình thức khuyến mãiđể thu hút tiền gửi nhưng thực chất là nâng lãi suất huy động vượt trần.
Về thị phần:
Biểu đồ 2.4: Thị phần huy động vốn của các TCTD tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2016
Nguồn: Báo cáo tổng kếthoạt động ngân hànghàng năm của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận.
Qua biểu đồ 2.4 ta có thể nhận thấy, NHNo&PTNT là ngân hàng chiếm ưu thế
so với các TCTD khác trên địa bàn với thị phần chiếm bình quân trong 5 năm là 37.2%.
Mặc dù với sự cạnh tranh quyết liệt của các TCTD khác trên mọi lĩnh vực, từ thành thị đến nông thôn, nhưng thị phần về huy động vốn củaNHNo&PTNT vẫn giữ ổn định qua các năm. Cụ thể là: Năm 2012 thị phần chiếm 37.6%. Năm 2013 thị phần chiếm 37.7%. Năm 2014 thị phần chiếm 37.0%. Năm 2015 thị phần chiếm 37.8%. Năm 2016 thị phần chiếm 36.1%
Như vậy, trong giai đoạn 2012 – 2016, nhờ việc bám sát mục tiêu tăng trưởng
nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam để xây dựng kế hoạch huy động vốn tại đơn
vị, NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận đãđạt được những kết quả khả quan trong
việc phát triển nguồn vốn. Nguồn vốn tại đơn vị ngày càng tăng trưởng theo hướng ổn định và luôn giữ vững thị phần so với các TCTD trên địa bàn.
Tuy nhiên công tác huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn và hạn chế sau:
- Thị phần huy động vốn ngày càng bị chia sẻ bởi nhiều TCTD mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch.
- Bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn.
- Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao. Chính sách khách hàng, đặc
biệt là chính sách lãi suất, chính sách khuyến mãi,… của NHNo thiếu linh hoạt so với các NHTM khác nên không thu hút được khách hàng. Lãi suất theo quy định của NHNo&PTNT thường thấp hơn các NHTMCổ phần trên địa bàn nên hạn chế năng lực
cạnh tranh.
2.1.3.2. Các hoạt động khác
Cùng với việc phát triển các sản phẩm truyền thống, hiện nay các ngân hàng
công nghệ hiện đại. Một số sản phẩm còn xa lạ với người dân địa phương như Thẻ các
loại, Internetbanking, Mobile Banking, hệ thống máy ATM, POS/EDC đã trở nên thân thuộc trong thanh toán, mua sắm…. Đây là xu hướng tất yếu của các ngân hàng trên con
đường trở thành một ngân hàng hiện đại, giảm dần lệ thuộc vào hoạt động tín dụng nhiều
rủi ro sang hoạt động dịch vụ.
- Phát hành thẻ:
Đến cuối tháng 12/2016, tổng số thẻ phát hành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình thuận là 148,780 thẻ, thị phần chiếm 28.2%. Thị phần qua từng
thời điểm như sau:
Thời điểm cuối tháng 12/2012: Thị phần chiếm 38.7%.
Thời điểm cuối tháng 12/2013: Thị phần chiếm 38,07%.
Thời điểm cuối tháng 12/2014: Thị phần chiếm 38%.
Thời điểm cuối tháng 12/2015: Thị phần chiếm 31.3%.
Thời điểm cuối tháng 12/2016: Thị phần chiếm 28.2%.
- Trả lương qua tài khoản Thẻ
Với ưu tiên mở rộng đối tượng nhận lương qua tài khoản, trong những năm qua,
NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình thuận đã tập trung phát triển thẻ vào các đối tượng là đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ hưu trí và được các chi nhánh quan tâm phát triển. Đến 31/12/2016, đã có 1,062 đơn vị với 35,923 khách hàng nhận lương qua tài khoản Thẻ
của NHNo&PTNT, tăng 116 đơn vị và 8,125 khách hàng so với năm 2012.
Bảng 2.5: Số lượng đơn vị và khách hàng nhận lương qua tài khoản thẻ năm 2016
Đơn vị tính: Khách hàng, đơn vị
Tiêu chí NHNo&PTNT Toàn Tỉnh Thịphần
SốKhách hàng 27,798 51,779 53.69
Số đơn vị 946 1,450 65.24
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hànghàng năm của ngân hàng nhà nước Bình thuận.
Như vậy, so với các TCTD khác, hiện NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận đang chiếm giữ 53,69% số lượng khách hàng và 65,24% số đơn vị đang
trả lương qua tài khoản ngân hàng trên toàn Tỉnh.
- Nhóm sản phẩm dich vu liên kết bán chéo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Hiện nay, chi nhánh đang thực hiện 3 dịch vụ thu hộ là thu tiền điện, thu cước
viễn thông và ngân sách nhà nước. Tổng số món thu được trong năm là là 149,083 món,
tăng gấp 4.6 lần so với 2012. Doanh số đạt 456 tỷ đồng (năm 2012 là 184 tỷ đồng.).
- Kết quả thu ngoài tín dụng củaNHNo&PTNT:
Bảng 2.6: Kết quả thu ngoài tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận 2012-2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Thu ngoài tín dụng 26 31 33 35 41
Tỷ trọngtrong doanh thu (%) 2.08 2.99 3.11 2.98 3.00
So với năm trước(%) 15.0 19.2 6.5 6.1 17.1
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của NHNo&PTNTchi nhánh tỉnh Bình Thuận.
Hoạt động sản phẩm dịch vụ trong giai đoạn 2012 – 2016 đã có bước phát triển
mạnh mẽ, doanh thu dịch vụ tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12.8%. Kết quả này là nhờ vào sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ
NHNo&PTNT về vai trò của sản phẩm dịch vụ trong hoạt động ngân hàng; xác định
việc phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại không thể tách rời việc phát triển các sản
phẩm truyền thống. Vì vậy, Chi nhánh đã chủ động triển khai tích cực sự gắn kết này và chỉ đạo mạnh mẽ pháttriển sản phẩm dịch vụ ngay từ đầu năm tài chính.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ không đồng đều. Giai đoạn
2012– 2013 tăng trưởng mạnh (15%-19.2%), giai đoạn 2014 – 2015 tăng trưởng thấp
(6.1% -6.5%), đến năm 2016 tăng trưởng trở lại (17.1%). Nguyên nhân là do chưa có
sự chỉ đạo chiến lược, nhất quán trong hoạt động sản phẩm dịch vụ; một số kênh phân phối hiện đại tính tiện ích chưa đầy đủ nên khó thu hút, lôi kéo được khách hàng; địa
bàn hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chủ yếu là nông thôn, trình độ dân trí
nhìn chung vẫn còn thấp, vì vậy việc triển khai các sản phẩm dịch vụ vẫn còn khó khăn.
2.2. Thực trạng hiệu quảhoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Bình Thuận.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, các hình thức cấp tín dụng bao gồm: