Tăng trưởng thị phần cho vay của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 27 - 28)

9. Bố cục luận văn

1.2.2.4 Tăng trưởng thị phần cho vay của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Chỉ tiêu thị phần của ngân hàng, thể hiện kết quả cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực hoạt động TDBL trên thị trường mục tiêu. Thị phần được tính bằng tỷ trọng dư nợ hoạt động TDBL của ngân hàng so với tổng dư nợ hoạt động TDBL của tất cả các ngân hàng trên thị trường mục tiêu.

1.2.2.5. Tăng thu nhập từ hoạt động TDBL của ngân hàng

Hiệu quả từ hoạt động TDBL là khả năng sinh lời từ hoạt động TDBL. Trong điều kiện hạch toán hiện nay có thể sử dụng chỉ tiêu:

Chênh lệch lãi suất bình quân = Lãi suất bình quân đầu ra (cho vay bán lẻ) - Lãi suất bình quân đầu vào (huy động vốn) để đánh giá hiệu quả từ hoạt động TDBL.

1.2.2.6. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng

Về lý thuyết, các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay bán lẻ/tổng dư nợ cho vay bán lẻ

Nợ xấu là các khoản nợ trong nhóm 3,4,5. Đây là những khoản nợ mà người đi vay có rất ít khả năng trả nợ, nhiều khả năng ngân hàng bị mất vốn.

Là tỷ lệ giữa số tiền ngân hàng phải trích ra từ thu nhập để dự phòng cho tất cả các khoản nợ trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay bán lẻ/dư nợ cho vay bán lẻ;

Xóa nợ ròng là một số khoản cho vay không còn giá trị và Ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) được gọi là khoản cho vay được xóa nợ. Nếu một trong các khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu được thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Nếu như trước đây các ngân hàng thương mại dư nợ hoạt động TDBL chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng dư nợ cho vay của mình, thì ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều coi hoạt động TDBL là một lĩnh vực quan trọng, là yếu tố cạnh tranh của ngân hàng so với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. Nguồn hoạt động TDBL không chỉ xuất phát từ các ngân hàng thương mại mà còn xuất phát từ rất nhiều nguồn khác như: Công ty tài chính, công ty bảo hiểm, hợp tác xã, ngân hàng tiết kiệm bưu điện. Tuy nhiên ngân hàng thương mại vẫn là lựa chọn được ưu tiên của những người muốn vay vốn phục vụ nhu cầu của họ. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, hoạt động TDBL hiện là một hình thức tài sản phổ biến và có khả năng sinh lời cao cho ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động TDBL là một yêu cầu luôn đặt ra cho các ngân hàng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Cho vay bán lẻ là một hình thức cho vay của ngân hàng thương mại, hoạt động của nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Các ngân hàng luôn luôn phải xem xét các yếu tố đó một cách thận trọng nhằm phát huy tối đa những yếu tố tích cực cũng như hạn chế các yếu tố làm hạn chế hoạt động TDBL.

Có thể chia những nhân tố tác động tới hoạt động TDBL thành ba nhóm: Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng, nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng và nhóm nhân tố thuộc về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)