Hoàn thiện hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu (Trang 92)

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Ngoạ

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin

Trƣớc tiên, Chi nhánh cần hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, phát triển hệ thống quản lý nội bộ, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi cho phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của chi nhánh.

Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa tới việc hoàn thiện các yếu tố của hệ thống thông tin nhƣ: hệ thống các chính sách, tài khoản kế toán áp dụng chung trong phạm vi toàn hệ thống, quy trình chuẩn cho hoạt động ghi chép, lập và sử dụng báo cáo tài chính, xây dựng hệ thống báo cáo kế toán bộ phận và báo cáo kế toán hợp nhất cho toàn Chi nhánh....

Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, quy chế hoá mọi hoạt động trong chi nhánh, đảm bảo đƣợc các nguyên tắc hạn chế rủi ro (nhƣ nguyên tắc phân tách chức năng, nguyên tắc tuân thủ hạn mức...) ở mọi khâu. Thƣờng xuyên xem xét lại quy trình theo định kì, đảm bảo mọi công việc đƣợc xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền. Tuân thủ Quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 457; Quy định về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, ban hành theo Quyết định số 493.

- Tăng cƣờng giám sát cán bộ: Khi chi nhánh có nhu cầu tuyển dụng nhân sự vào làm công tác kế toán, cần lựa chọn những ngƣời có đủ những tố chất phù hợp

với công việc kế toán nhƣ: phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, cẩn thận, nhiệt tình nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra cho chi nhánh sau này. Nhân viên sau khi đƣợc tuyển dụng cần đƣợc đào tạo vững chắc các quy trình nghiệp vụ, nội quy cơ quan và phải trải qua thời gian tập sự cần thiết để có thể đảm nhận công việc tốt. Định kỳ Chi nhánh thực hiện đánh giá cán bộ về các mặt: Theo dõi việc tuân thủ chấp hành các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ, chấp hành nội quy lao động, thái độ, trách nhiệm với công việc đƣợc giao hằng ngày, tƣ cách cán bộ, đạo đức nghề nghiệp, các phản ánh của khách hàng, các phòng ban liên quan, trong việc phối hợp công tác đối với đồng nghiệp…

Nhìn chung, để giảm thiệt hại cho Chi nhánh, bảo đảm cho hệ thống phát triển bền vững thì việc phòng ngừa rủi ro và hoàn thiện hệ thống thông tin ngay từ bây giờ phải đƣợc chi nhánh Vietcombank Vũng Tàu chú trọng hơn. Song song với việc sử dụng biểu mẫu theo đúng qui định của Hội sở của Ngân hàng Nhà nƣớc thì việc đào tạo, trang bị kỹ năng nghiệp vụ, giáo dục đạo đức, ý thức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và bố trí cán bộ có trình độ năng lực phù hợp cũng là biện pháp nâng cao chất lƣợng hệ thống KSNB.

3.2.3. Hoàn thiện hoạt ng kiểm soát

Thứ nhất, trong hoạt động kiểm soát, Chi nhánh cần bổ sung những hoạt động sau:

- Kiểm tra chéo định kỳ giữa các cán bộ nghiệp vụ liên quan với nhau trong chi nhánh. Ví dụ trong hoạt động tín dụng, hàng năm Ban lãnh đạo Chi nhánh, Ban Kiểm tra nội bộ chỉ đạo các đơn vị thành viên yêu cầu thành lập các đoàn tự kiểm tra các nghiệp vụ trong nội bộ Chi nhánh, đoàn/tổ kiểm tra bao gồm các cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm về các nghiệp vụ đó, tổ chức tự rà soát đánh giá việc tuân thủ quy trình, quy định của các bộ phận liên quan.

Với hình thức tự kiểm tra này sẽ giúp cho các bộ phận nghiệp vụ tự nhìn nhận ra những sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ từ đó biết rút kinh

nghiệm đồng thời có hình thức chỉnh sửa phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy trình, quy định.

Thứ hai, dựa trên nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong KSNB, Chi nhánh cần ban hành các quy định chức năng, nhiệm vụ riêng cho từng phòng ban theo đó mọi cán bộ ở cấp quản lý (từ trƣởng phòng/phó phòng trở lên) đều phải có trách nhiệm giám sát và kiểm tra hoạt động đƣợc Chi nhánh phân công quản lý.

Thứ ba, Chi nhánh cần phải thiết kế thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa rủi ro bao gồm:

- Thiết lập môi trƣờng làm việc công khai và minh bạch.

- Hệ thống phân cấp, thẩm quyền ra quyết định cụ thể, rõ ràng theo nguyên tắc thận trọng và có tính tập thể.

Thứ tƣ, xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nội bộ tại Chi nhánh nhƣ: Giới hạn tín dụng đối với khách hàng, phân định khu vực đầu tƣ, thành lập các hội đồng tín dụng, phân cấp thẩm quyền trong phê duyệt giới hạn tín dụng, quy trình tín dụng thống nhất, xếp hạng tín dụng nội bộ…

3.2.4. Hoàn thiệ ô g tá á h giá rủi ro

Hiện nay, công tác đánh giá rủi ro tại Vietcombank Vũng Tàu chƣa đƣợc thực hiện một cách hệ thống, chƣa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này. Để khắc phục hạn chế này, thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:

-Chi nhánh cần tăng cƣờng cán bộ có đủ năng lực, có kinh nghiệm thực tế làm công tác đánh giá.

- Đề xuất với hội sở xây dựng các tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro.

- Ban lãnh đạo chi nhánh cần phân tích từng lĩnh vực kinh doanh để nhận biết và đánh giá rủi ro một cách đầy đủ, đặc biệt khi Chi nhánh hoạt động ở lĩnh vực mới, kinh doanh một loại sản phẩm mới hoặc môi trƣờng kinh doanh có sự phát triển. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát gắn với quy trình nghiệp vụ đầy đủ, hiệu quả. Trong đó, tài sản cố định cần chú trọng thiết lập hệ thống quản lý rủi ro để thƣờng xuyên nhận biết, đánh giá, điều tiết, giám sát rủi ro.

3.2.5 Hoàn thiện công tác giám sát hoạt ng kiểm soát

Chi nhánh cần hoàn thiện hệ thống giám sát theo tiêu chuản COSO (2013) . Đồng thời, chi nhánh cần hoàn thiện việc giám sát hệ thống KSNB dựa trên 3 tuyến phòng thủ:

- Tuyến phòng thủ đầu tiên là cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng. - Tuyến phòng thủ thứ hai là cán bộ phê duyệt.

- Tuyến phòng thủ thứ ba là cán bộ các phòng ban giám sát sau khi thực hiện giao dịch, giải ngân…

Ngoài ra, cần giám sát hiệu quả của các chốt kiểm soát trong hệ thống KSNB tại Chi nhánh. Cụ thể, chỉ ra các chốt kiểm soát trong quy trình đƣợc thiết kế và vận hành nhằm ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, có thể gây ra những ảnh hƣởng tới việc đạt mục tiêu của chi nhánh, bao gồm mục tiêu hoạt động, mục tiêu liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và mục tiêu tuân thủ.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với ơ qua h ƣớ

- Các cơ quan Nhà nƣớc cần hƣớng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực KSNB.

- NHNN cần ban hành văn bản hƣớng dẫn trong việc đánh giá hệ thống KSNB.

- NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM cũng nhƣ hoạt động kiểm toán, lập báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam.

- NHNN cần xây dựng cụ thể qui chế phối hợp giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các NHTM và công ty kiểm toán.

- NHNN và Bộ Tài chính cần phối hợp trong việc hoàn thiện chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính của các NHTM.

- Tăng cƣờng phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN khi soạn thảo các văn bản, các quy định về kế toán liên quan đến các NHTM.

3.3.2. Đối với Hiệp h i g h g

- Tiến hành các buổi hội thảo, tọa đàm để hƣớng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế, cũng nhƣ vận hành hệ thống KSNB trong các NHTM.

- Xây dựng các khóa đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho các cán bộ chuyên trách về KSNB.

- Trên cơ sở thực tiễn xây dựng hệ thống KSNB tại các NHTM trên thế giới, đề xuất với các cơ quan ban ngành xây dựng văn bản hƣớng dẫn phù hợp với thực tế tại Việt Nam về vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB.

3.3.3. Đối với H i sở chính Vietcombank

Vietcombank cần xem xét quy định chặt chẽ hơn đối với trách nhiệm báo cáo và giải trình của HĐQT, Trƣởng ban Kiểm soát, Trƣởng kiểm toán nội bộ về các vấn đề cụ thể nhƣ sau:

- Phối hợp thực hiện luân chuyển cán bộ với các chi nhánh khác theo các phƣơng thức. Ƣu điểm của việc luân chuyển cán bộ này là :

Đào tạo đƣợc nguồn nhân lực có trình độ, năng lực thực tiễn để giúp các Chi nhánh, các Phòng giao dịch tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dƣỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng; giúp cán bộ trƣởng thành và phát triển toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trƣớc mắt và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực thực tiễn trong những năm tiếp theo; chủ động tạo nguồn cán bộ bổ sung vào các chức danh lãnh đạo của các Chi nhánh thông qua các hoạt động và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành ở cơ sở.

Góp phần quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro, nâng cao khả năng ngăn ngừa gian lận và phát hiện sai sót tại chi nhánh.

- Quy định rõ trách nhiệm của từng ngƣời, bộ phận liên quan.

- Quy định rõ chế tài trong trƣờng hợp không thực hiện hoặc vi phạm quy định.

- HĐQT và Ban Kiểm soát có vai trò giám sát việc thực hiện các qui định, đảm bảo các vi phạm đƣợc ngăn ngừa hoặc phát hiện kịp thời.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên định hƣớng phát triển của ngân hàng và những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác KSNB, tác giả đã xây dựng nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Vietcombank Vũng Tàu. Do thời gian nghiêp cứu có hạn, có thể các nhóm giải pháp chƣa thực sự hoàn thiện nhƣng cũng là tài liệu quan trọng để nhà quản trị của chi nhánh tham khảo và hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hệ thống KSNB và tính tất yếu trong việc nâng cao năng lực KSNB trong ngân hàng. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài Hoạt động kiểm soát nội tại Vietcombank Vũng Tàu làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung chính của đề tài nhƣ sau:

Tại chƣơng 1 luận văn đã đƣa ra những vấn đề lý thuyết về hoạt động KSNB, luận văn đã làm sáng tỏ đƣợc nội dung hoạt động KSNB trong ngân hàng, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động KSNB trong hệ thống kiểm soát NHTM. Tiếp đó, luận văn trình bày các yếu tố tác động đến hoạt động KSNB của NHTM. Bên cạnh các nội dung này, luận văn còn nghiên cứu các kinh nghiệm trong hoạt động KSNB từ các ngân hàng trên thế giới và ngân hàng trong nƣớc từ đó đúc rút ra kinh nghiệm và những bài học áp dụng cho Vietcombank Vũng Tàu.

Tại chƣơng 2, dựa trên những lý thuyết và nhận thức về hoạt động KSNB, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động KSNB trong hệ thống NHTM, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng của hệ thống KSNB tại NHTM cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu. Đồng thời, đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố đến hoạt động này tại Chi nhánh. Qua thực trạng hoạt động KSNB của Vietcombank Vũng Tàu, luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt đƣợc của hệ thống KSNB, bên cạnh đó luận văn đã phân tích các hạn chế và đƣa ra nguyên nhân dẫn tới các hạn chế của hoạt động KSNB tại Chi nhánh.

Tại chƣơng 3, xuất phát từ định hƣớng và yêu cầu trong việc hoàn thiện hoạt động KSNB tại Vietcombank nói chung và chi nhánh Vũng Tàu nói riêng, luận văn đƣa ra những giải pháp có thể thực hiện để khắc phục những hạn chế đó, giúp Chi nhánh có thể tiếp tục hoàn thiện hoạt động KSNB nhằm đáp ứng các mục tiêu và định hƣớng của mình. Ngoài ra, luận văn cũng đề cập đến một số kiến nghị để hoạt động KSNB của Chi nhánh đạt hiệu quả hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, do sự hiểu biết và kiến thức của tác giả hạn chế nên bản luận văn này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong đƣợc các

thầy cô, các anh chị và các bạn góp ý để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này và bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính 2012, Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Hà Nội. 2. Bùi Ngọc Hiếu (2013), KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ Đại học Đà Nẵng.

3. Dƣơng Xuân Ngọc và ƣu Văn An (2003), Hệ thống KSNB ngân hàng thƣơng mại với việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng , đăng tại tạp chí kiểm toán, số 2/2013.

4. Đặng Đình Tân và cộng sự (2000)KSNB hiện đại – Đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Dờn 2012, Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại,

NXB. Phƣơng Đông, TP. Hồ Chí Minh.

6. Lâm Thị Hồng Hoa 2002, Kiểm toán Ngân hàng, NXB. Thống kê,

Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Loan 2015, Kế toán Ngân hàng, NXB. Kinh tế, TP. Hồ

Chí Minh.

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 2011, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN

quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

9. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam 2010, Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

10. Trần Thị Giang Tân, Vũ Hữu Đức, V Anh Dũng, Mai Đức Nghĩa 2014, Kiểm toán Tập 1, NXB. Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

11. Trần Thị Giang Tân, Vũ Hữu Đức, V Anh Dũng, Mai Đức Nghĩa 2012, Kiểm soát nội bộ, NXB. Phƣơng Đông, TP. Hồ Chí Minh.

12. Vietcombank 2012, Quyết định số 620/QĐ-NHNT.HĐQT về việc Ban

hành Quy chế Quản trị nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,

13. Vietcombank 2013, Quyết định số 392/QĐ-NHTMCPNT.QLRRHĐ về

việc ban hành Quy định báo cáo sự cố rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2013.

14. Vietcombank Vũng Tàu 2015, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2014, Vũng Tàu, ngày 13 tháng 01 năm 2015.

15. Vietcombank Vũng Tàu 2016a, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2015, Vũng Tàu, ngày 13 tháng 01 năm 2016.

16. Vietcombank 2016b, Quyết định số 571/QĐ-VCB-QLRRTTQuy trình quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Hà

Nội, ngày 14/06/2016.

17. Vietcombank 2016c, Báo cáo đánh giá hệ thống KSNB, Hà Nội, ngày 14/12/2016.

18. Vietcombank Vũng Tàu 2017, Quyết định số 06/QĐ-VTA-HCNS về việc Giao hạn mức cho giao dịch viên, Vũng Tàu, ngày 03 tháng 01 năm 2017.

19. Vietcombank Vũng Tàu 2017, Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2016, Vũng Tàu, ngày 09 tháng 01 năm 2017.

Tiếng Anh

20. Aksoy, (2007). Assessment of Individual Job Performance: Edited by Anderson, N., D. Ones and C. Viswesvaran. 110-126. London, England: Sage.

21. Base,(1998). Framework for Internal Control Systems in Banking Organisations .

22. COSO (2013) Internal Control – Intergrated Framework Executive Summary , www.coso.org

23. Ellis Kofi Akwaa-Sekyi & Jordi Moreno Gené, (2015). Effect of internal controls on credit risk among listed Spanish banks, Blekinge Institute of Technology.

24. Julliet Amponsah et al, (2012). Risk control systyems in the banking sector : A case of intercontinental bank Ghana .

25. Karagiorgos et al, (2011). Performance Audit in the Service of Internal Audit Managerial Auditing Journal 192–195.

26. Keskin (2006), Effective Internal Controls System as Antidote for Distress in the Banking Industry in Nigeria. Journal of Economics and

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh vũng tàu (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)