2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu kết quả phẫu thuật
2.4.1.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của bệnh nhân
* Tuổi: phân thành các nhóm tuổi < 60 tuổi; từ 60 – 80 tuổi; > 80 tuổi [16].
* Lý do vào viện: ghi nhận theo bệnh án lý do vào viện của bệnh nhân
trong thời gian hồi cứu và trực tiếp hỏi bệnh nhân trong thời gian tiến cứu. Phân thành các nhóm:
- Đái khó
- Đái nhiều lần trong ngày. - Bí đái cấp tính.
- Đái máu.
* Bệnh kèm theo: trực tiếp hỏi bệnh nhân hoặc ghi nhận theo bệnh án.
- Bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hô hấp, đái tháo đường [4]. - Bệnh lý khác.
* Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện
- Đái khó. - Đái nhiều lần.
- Bí đái.
- Đái buốt, đái đục.
Đánh giá mức độ rối loạn tiểu tiện bằng thang điểm quốc tế về triệu chứng TSLTTTL (IPSS) (phụ lục 1).
- Điểm IPSS phân thành 3 mức độ [12]. + Nhẹ: 0 – 7 điểm.
+ Trung bình: 8 – 19 điểm. + Nặng: 20 – 35 điểm.
- Điểm QoL phân thành 2 mức độ [12] . + Nhẹ : 0 – 2 điểm.
+ Trung bình: 3 – 4 điểm. + Nặng: 5 – 6 điểm.
* Trọng lượng tuyến tiền liệt: ghi nhận trọng lượng TTL(g) bằng phương
pháp siêu âm TTL qua đường trên xương mu được tiến hành bởi các bác sĩ khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và chia thành 3 nhóm [4], [16]:
- Trọng lượng TTL: 30 – < 60g. - Trọng lượng TTL: 60 – 80g. - Trọng lượng TTL: > 80g.
Trong đó, trọng lượng TTL lớn là nhóm có trọng lượng ≥ 60g [29].
* Sỏi bàng quang: ghi nhận kích thước, số lượng sỏi bàng quang (mm)
kèm theo trên siêu âm hoặc soi thấy trực tiếp trong quá trình phẫu thuật. Chia thành các nhóm kích thước sỏi < 10mm, từ 10 – 30mm, > 30mm [14].
* Nồng độ PSA: ghi nhận kết quả xét nghiệm PSA được tiến hành bởi
các Bác sĩ Khoa Sinh hóa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Chia thành các nhóm [12]:
- Nhóm: PSA 4 – 10 ng/ml. - Nhóm: PSA > 10 ng/ml.
* Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số: được tiến hành bởi các Bác sĩ Khoa
Sinh hóa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chia thành 2 nhóm: nitrit âm tính và nitrit dương tính.
* Xét nghiệm cấy nước tiểu: được tiến hành bởi các Bác sĩ Khoa Vi
sinh – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chia thành 2 nhóm: âm tính và dương tính.
* Hình thái tuyến tiền liệt trong phẫu thuật [3]:
- To thùy giữa đơn thuần. - To cả ba thùy.
- To hai thùy bên đối xứng.
- To hai thùy bên không đối xứng (thùy P > T, thùy T > P)
* Đánh giá mức độ bàng quang chống đối trong phẫu thuật [3]:
- Mức độ 1: bàng quang có hiện tượng hõm và cột cơ nhẹ. - Mức độ 2: có cột cơ và hốc rõ rang với những túi thừa nhỏ.
- Mức độ 3: thành bàng quang dày, có nhiều cột cơ, chỗ lồi, chỗ lõm, túi thừa.
2.4.1.2. Các chỉ tiêu trong phẫu thuật
* Thời gian phẫu thuật (phút): tính từ khi tiến hành cắt lát cắt đầu tiên
đến khi rút máy, đặt sonde tiểu. Những trường hợp có sỏi bàng quang kèm theo thì không tính thời gian tán sỏi. Dựa vào thời gian phẫu thuật chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm [16]:
- Thời gian phẫu thuật ≤ 60 phút. - Thời gian phẫu thuật > 60 phút.
* Tai biến trong phẫu thuật: ghi nhận các tai biến trong biên bản phẫu
- Chảy máu trong phẫu thuật [3]:
Tiêu chuẩn chẩn đoán chảy máu trong phẫu thuật. + Một hoặc nhiều mạch máu phun mạnh.
+ Nước rửa bàng quang đỏ tươi, có lẫn máu cục. - Hội chứng nội soi.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nội soi [3]:
+ Kích thích vật vã, buồn nôn, nôn, khó thở, có thể có biểu hiện của phù phổi cấp, phù não, suy thận...
+ Huyết áp tăng, mạch chậm.
+ Xét nghiệm máu Na+ ≤ 130 mmol/l.
- Thủng vỏ tuyến tiền liệt: cắt qua lớp cơ vòng vùng vỏ TTL, chảy máu nhiều. - Thủng niệu đạo: nhìn thấy vị trí thủng, qua lớp niêm mạc niệu đạo thấy tổ chức dưới niêm mạc.
- Thủng bàng quang: nhìn thấy lỗ thủng bàng quang, có lớp mỡ màu vàng chỗ diện cắt.
- Tổn thương ụ núi: nhìn thấy ụ núi bị tổn thương rách, chảy máu. - Tổn thương cơ thắt ngoài: cắt quá sâu tới lớp cơ thắt quanh ụ núi.
2.4.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi sau phẫu thuật
* Biến chứng sớm sau phẫu thuật: ghi nhận các biến chứng theo dõi trong
hồ sơ bệnh án, phân thành các nhóm:
- Biến chứng chảy máu sau phẫu thuật.
Tiêu chuẩn chẩn đoán chảy máu sau phẫu thuật [3]:
+ Nước rửa bàng quang đỏ tươi, có thể có cục máu đông làm tắc sonde tiểu. - Nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật.
Tiêu chuẩn chẩn đoán NKTN sau phẫu thuật [3]:
+ Cấy khuẩn nước tiểu: ≥ 105 vi khuẩn/ml (< 2 mầm bệnh được phân lập) là tiêu chuẩn chính.
+ Có hội chứng nhiễm trùng.
- Bí đái cấp sau phẫu thuật [3]: sau rút sonde bệnh nhân không đái được, có cầu bàng quang xử trí nội khoa không kết quả, phải đặt lại sonde tiểu.
*Thời gian truyền rửa bàng quang (ngày): ghi nhận theo hồ sơ bệnh án
là số ngày truyền rửa bàng quang qua sonde.
* Thời gian lưu sonde tiểu (ngày):ghi nhận theo hồ sơ bệnh án là số ngày
đặt lưu sonde, tính từ lúc đặt sonde tiểu sau phẫu thuật đến khi rút sonde tiểu, chấp nhận cả những trường hợp vừa rút sonde mà có biến chứng phải xử trí bằng đặt lại sonde. Chia thành các nhóm [3], [18]:
- Thời gian lưu sonde tiểu từ 3 – 4 ngày. - Thời gian lưu sonde tiểu từ 5 – 6 ngày. - Thời gian lưu sonde tiểu ≥ 7 ngày.
* Thời gian hậu phẫu (ngày): tính từ ngày bệnh nhân được phẫu thuật
đến ngày bệnh nhân ra viện.
2.4.1.4. Kết quả khám lại sau tối thiểu 1 tháng
Dựa vào kết quả khám lâm sàng, đánh giá các chỉ tiêu:
* Sự cải thiện các triệu chứng đường tiểu dưới: đánh giá sự cải thiện các
triệu chứng lâm sàng thông qua mức cải thiện điểm IPSS/QoL sau phẫu thuật (%). Tỷ lệ % giảm IPSS/QoL càng cao sau phẫu thuật chứng tỏ mức độ của các triệu chứng đường tiểu dưới càng giảm nhẹ [17].
% =
|Điểm IPSS/QoL sau phẫu thuật – Điểm IPSS/QoL trước phẫu thuật| x100 Điểm IPSS/QoL trước phẫu thuật
* Biến chứng muộn sau phẫu thuật: ghi nhận các biến chứng sau phẫu
thuật, phân thành các nhóm:
- Hẹp niệu đạo: sau phẫu thuật bệnh nhân đái khó phải nong niệu đạo. - Hẹp cổ bàng quang: bệnh nhân đái khó, soi thấy xơ hẹp cổ bàng quang.
- Đái rỉ: sau phẫu thuật bệnh nhân đi tiểu thành bãi, tuy nhiên có lúc nước tiểu tự rỉ ra ngoài thời gian kéo dài > 3 tuần [3].
* Đánh giá kết quả phẫu thuật
- Tốt: cắt TTL thuận lợi, tới sát vỏ, không có tai biến trong phẫu thuật, không có biến chứng sau phẫu thuật, sau phẫu thuật bệnh nhân đi tiểu tự chủ, tia tiểu mạnh.
- Trung bình: cắt TTTL thuận lợi tới sát vỏ, có tai biến, biến chứng nhưng khắc phục tốt, sau phẫu thuật bệnh nhân đái tự chủ, dễ dàng.
- Xấu: có tai biến, biến chứng không khắc phục được phải can thiệp phẫu thuật lại hoặc chuyển phẫu thuật mở, sau phẫu thuật bệnh nhân đái không tự chủ hoặc đái tự chủ nhưng khó khăn [3].
2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật
2.4.2.1.Ảnh hưởng của trọng lượng tuyến tiền liệt tới kết quả phẫu thuật
Xác định ảnh hưởng của trọng lượng tuyến tiền liệt tới các yếu tố : - Ảnh hưởng của trọng lượng tuyến tiền liệt đến các tai biến chảy máu trong phẫu thuật, hội chứng nội soi.
- Ảnh hưởng của trọng lượng tuyến tiền liệt đến các biến chứng chảy máu sau phẫu thuật, NKTN sau phẫu thuật.
- Ảnh hưởng của trọng lượng tuyến tiền liệt với thời gian phẫu thuật, thời gian lưu sonde tiểu và thời gian hậu phẫu.
2.4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian phẫu thuật tới kết quả phẫu thuật
Xác định ảnh hưởng của thời gian phẫu thuật đến tai biến chảy máu trong phẫu thuật và hội chứng nội soi.
2.4.2.3. Ảnh hưởng của TSLTTTL có sỏi bàng quang tới kết quả phẫu thuật
Xác định ảnh hưởng của TSLTTTL có sỏi bàng quang kết hợp đến các tai biến, biến chứng chảy máu trong phẫu thuật, chảy máu sau phẫu thuật, NKTN sau phẫu thuật.
2.4.2.4. Ảnh hưởng của tình trạng bí đái trước phẫu thuật tới kết quả phẫu thuật
Xác định ảnh hưởng của tình trạng bí đái trước phẫu thuật đến tai biến chảy máu trong phẫu thuật và biến chứng nhiễm khuẩn tiết niệu sau phẫu thuật.
2.4.2.5. Ảnh hưởng của tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu trước phẫu thuật đến kết quả phẫu thuật
Xác định ảnh hưởng của tình trạng NKTN trước phẫu thuật đến tai biến chảy máu trong phẫu thuật và biến chứng NKTN sau phẫu thuật.