Giải pháp nâng cao việc tham gia gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1 Giải pháp nâng cao việc tham gia gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV

Qua khảo sát thực tế cho thấy huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV còn một số tồn tại sau: Tổ TK&VV được thành lập trên địa bàn thôn, ấp nhưng do nhiều nơi địa bàn thôn, ấp rộng nên khó khăn trong việc hoạt động và quản lý thu tiền gửi tiết kiệm của Tổ TK&VV; Tổ thực hiện sinh hoạt huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV không đầy đủ theo qui ước; Tổ trưởng thu tiền tiết kiệm thiếu sót trong việc ghi chép, chưa kiểm soát chặt chẽ chữ ký của tổ viên; việc hướng dẫn tổ viên sử dụng biên lai thu tiết kiệm chưa được chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi gửi tiết kiệm qua tổ chưa được quan tâm đúng mức do đó chất lượng sử dụng tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV chưa cao; huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV chưa đồng đều giữa các xã, giữa các đơn vị nhận ủy thác... Do vậy, cần phải khắc phục những tồn tại, yếu kém và nhằm nâng cao hơn nữa huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng bền vững như: Tổ TK&VV để huy động tiền gửi có hiệu quả phải được thành lập liền canh, liền cư. Thì từ khi mới thành lập phải có sơ đồ, hình vẽ đối với các thành viên tham gia theo cụm dân cư liền kề dưới sự kiểm tra, giám sát của Trưởng ấp/khu phố và Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã. NHCSXH phải có kế hoạch tham mưu cho UBND, BĐD các cấp chỉ đạo UBND cấp xã, chấn chỉnh kịp thời đối với những ấp/khu phố có từ hai Tổ TK&VV trở lên phải chia tách, sát nhập theo hướng liền canh, liền cư và BQL tổ phải là người sống trong cụm dân cư đó.

Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mỗi thành viên khi tham gia gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV, về tính tự nguyện, tương trợ, cùng có lợi.

Để việc chủ trì/chứng kiến của Hội đoàn thể cấp xã khi tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV được tốt hơn, đúng qui định. Hội đoàn thể, NHCSXH cấp huyện cần thường xuyên nâng cao công tác kiểm tra, giám sát với việc tổ chức họp thành lập Tổ TK&VV đối với sự tham gia của Hội đoàn thể cấp xã gắn trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng hơn.

Để các thành viên có thể thám gia gửi tiền tiết kiệm mà không gây áp lực cho các thành viên thì Tổ TK&VV cần thống nhất mức tiền gửi tiết kiệm tối thiểu hàng tháng phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của các thành viên, được sự biểu quyết và thông nhất của tất cả thành viên của Tổ TK&VV trong qui ước của Tổ. 3.2.2 Giải pháp nâng cao hoạt động gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV

- Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện cần thường xuyên phối hợp với Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã định kỳ hàng tháng kết hợp với việc họp giao ban tại xã để tập huấn, hướng dẫn:

Bằng cách cầm tay chỉ việc đối với BQL Tổ TK&VV về các thủ tục, hồ sơ khi tham gia gửi tiền tiết kiệm quan Tổ TK&VV... để BQL tổ hiểu, thành thạo và hướng dẫn lại cho tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm về thủ tục, hồ sơ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của tổ viên.

Kỷ năng tuyên truyền cho BQL Tổ TK&VV nhằm nâng cao việc truyền đạt, phổ biến, giải thích rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ của tổ viên và quy chế hoạt động của Tổ TK&VV để tổ viên hiểu và thực hiện.

- BQL Tổ TK&VV cần giải thích rõ trách nhiệm của tổ viên ngay từ được kết nạp vào tổ, thực tế cho thấy ở nhiều địa phương một số hộ vay vốn đặc biệt là hộ nghèo còn có suy nghĩ rằng đây là nguồn vốn của Nhà nước giúp người nghèo nên chưa nhận thức rõ trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay. Vì vậy, BQL Tổ TK&VV và các tổ chức Hội đoàn thể cần phải tuyên tuyền, phổ biến rõ trách nhiệm sử dụng tiền gửi tiết kiệm để trả nợ, trả lãi đúng qui định.

- Để nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV các thông tin về tiền gửi của tổ viên cần phải được công khai rõ ràng, minh bạch cho tổ viên thấy

được tiền gửi của mình nộp cho BQL Tổ TK&VV có đến với ngân hàng hay không, giúp cho tổ viên có niềm tin vào NHCSXH.

3.2.3 Giải pháp nâng cao hoạt động sinh hoạt gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV TK&VV

Để nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV cần duy trì và chấn chỉnh việc tổ chức sinh hoạt đầy đủ định kỳ hàng tháng. Đồng thời để các thành viên chủ động bố trí thời gian và nhớ thời gian sinh hoạt, Tổ TK&VV nên thống nhất thời gian sinh hoạt cố định vào một ngày trong tháng/quý. NHCSXH cần bổ sung thêm quy định trong hợp đồng ủy nhiệm và BQL Tổ TK&VV phải bổ sung vào qui ước của Tổ TK&VV là trước ít nhất 5 ngày đến kỳ giao dịch xã hàng tháng hoặc trước ngày 10 tháng đầu quý BQL Tổ TK&VV phải tổ chức sinh hoạt gửi tiền tiết kiệm.

Khi tổ chức sinh hoạt BQL Tổ TK&VV thông tin, tuyên truyền kịp thời về chủ trương chính sách liên quan đến tín dụng chính sách ưu đãi đồng thời đôn đốc tổ viên gửi tiết kiệm hàng tháng, đồng thời hướng dẫn tổ viên cách đối chiếu số dư tiền gửi tiết kiệm trên biên lai. Bên cạnh đó còn nhằm tăng cường sự giám sát việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm của tổ viên cũng như tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống giữa các thành viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận chung, định hướng, mục tiêu và kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy để nâng cao chất lượng huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre, tác giả đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre. Đây là những giải pháp có tính khả thi cao, trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Luận văn đã nêu lên được những vấn đề cơ bản của lý luận về cơ chế tổ chức và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV; quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV và thực tiễn về huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV; các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV, dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng ủy thác qua Hội đoàn thể cũng như sự phát triển bền vững của NHCSXH; từ đó khẳng định tính tất yếu khách quan phải nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV.

Về huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV giai đoạn năm 2014 – 2018 tương đối đồng đều và tương đối tốt, đáp ứng cơ bản thực hiện nhiệm vụ quản lý và góp phần truyền tải tốt tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác tại các ấp/thị trấn; tuy nhiên huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV đang có những hạn chế, tồn tại nhất định qua kết quả khảo sát, đánh giá từ thành viên của Tổ TK&VV và cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý. Luận văn cơ bản đã rút ra những vấn đề tồn tại chính làm ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV. Đây cũng là những cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre.

Luận văn thực hiện điều tra, khảo sát được một lượng 240 mẫu ( 120 thành viên Tổ TK&VV và 120 cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý Tổ TK&VV) theo các nội dung câu hỏi soạn sẳn; dùng phân tích thống kê mô tả, đánh giá có cơ sở khoa học về huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre.

Điểm khác biệt của 3 huyện tác giả chọn là 3 vùng tiêu biểu của tỉnh Bến Tre: Chợ Lách là vùng người dân chủ yếu sản xuất cây giống và cây ăn trái; Châu Thành đại diện cho thành thị dân cư đông đúc, có các khu công nghiệp tập trung; Thạnh Phú là huyện ven biển, người dân sống bằng nghề đánh cá và nuôi tôm, cá. Thành viên của Tổ TK&VV và các bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã đánh giá cơ bản tốt về huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre trên mức yêu cầu. Tuy nhiên, trong đó số lượng người điều tra không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý còn nhiều trên một số mặt về huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV như: Tham gia gửi tiền tiết kiệm chưa hoàn toàn tự nguyện, dân chủ, chưa liền canh, liền cư và còn thiếu sự tham gia của Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, việc giám sát của Trưởng ấp/khu phố chưa quan tâm đúng mức; Hoạt động gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV chưa đáp ứng được nguyện vong, nhu cầu của tổ viên, việc sử dụng tiền gửi chưa sử dụng đúng mục đích; Hoạt động sinh hoạt huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV chưa được diễn ra thường xuyên theo định kỳ tháng/quý, chất lượng sinh hoạt chưa cao, chưa tuyên truyền tốt về các chủ trương tín dụng chính sách mới,... Những nhân tố này đều có ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV, dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Trên cơ sở lý luận chung và thực tiễn huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV, thực trạng phân tích điều tra khảo sát từ phía các thành viên Tổ TK&VV, cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý Tổ TK&VV; luận văn đã đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản, trong mỗi nhóm giải pháp đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre. Đây còn là những giải pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động, nhằm góp phần nâng cao hoạt động chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre theo hướng bền vững. Bằng những giải pháp tích cực trên nhằm đưa hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV ngày càng đi vào nề nếp, đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động NHCSXH.

Việc nghiên cứu khảo sát đánh giá huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV dựa vào 3 tiêu chí cơ bản: (1) Tham gia gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV; (2) Hoạt động gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV; (3) Hoạt động sinh hoạt gửi tiền tiết kiệm qua Tổ TK&VV. Nghĩa là, việc đánh giá huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV còn thiếu tính toàn diện.

Nghiên cứu chỉ được khảo sát, thống kê mô tả tại 3 huyện trên tổng số 9 đơn vị hành chính ( gồm: 1 thành phố và 8 huyện) và 240 thành viên (120 thành viên của Tổ TK&VV và 120 cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý Tổ TK&VV). Do đó, tính đại diện cho tổng thể hóa kết quả nghiên cứu chưa cao.

Vì thế, cần có những nghiên cứu tiếp theo về khảo sát, điều tra huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV kết hợp cả định tính và định lượng để có tính bao quát về các tiêu chí đánh giá; Dữ liệu được thu thập trong chuỗi thời gian dài trên 5 năm. Từ đó mới đưa ra những giải pháp sâu hơn và tổng thể nhằm nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV một cách toàn diện.

2. Kiến nghị

Nhằm phát huy kết quả đạt được hơn 15 năm hoạt động nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre nói riêng và NHCSXH Việt Nam nói chung trong việc triển khai, thực thi tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ, nâng cao hoạt động của Tổ TK&VV và đặc biệt là nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV. Đề nghị NHCSXH Việt Nam, chính quyền các cấp, BĐD HĐQT các cấp xem xét, quan tâm đến một số đề xuất, kiến nghị như sau:

2.1 Đối với ngân hàng Chính sách xã hội

Nghiên cứu về quy định gửi tiến tiết kiệm theo hướng khi tham gia vay vốn tất cả các thành viên đều phải tham gia gửi tiết kiệm, mức gửi tiết kiệm phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của các thành viên trong Tổ TK&VV.

Cần nghiên cứu việc đánh giá huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV theo các chỉ tiêu cả định tính và định lượng. Không chỉ lấy kết quả hàng tháng và

tháng cuối năm mà phải đánh giá theo quý, 6 tháng, 9 tháng để đánh huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV. Từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV hàng năm.

Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn về nghiệp vụ ủy thác, NHCSXH cần phải trang bị thêm kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc nhóm, ghi chép sổ sách, điều hành cuộc họp theo phương châm " Cầm tay chỉ việc ".

NHCSXH cần nghiên cứu và ban hành bộ tài liệu tập huấn nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV chuẩn cho BQL Tổ TK&VV có tính trực quan sinh động hơn về hình ảnh, kết hợp giữa thực tế và lý thuyết.

Cần có cơ chế phối hợp với Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp quản lý Tổ TK&VV có quy chế thi đua khen thưởng rõ ràng. Cần làm tốt công tác khuyến khích khen thưởng cho BQL Tổ TK&VV làm tốt nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV, đặc biệt là các tổ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Để nâng cao trách nhiệm gửi tiền tiết kiệm của các thành viên khi được kết nạp vào Tổ TK&VV. Nhằm nâng cao huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV, NHCSXH cần bổ sung đơn tự nguyện và cam kết cụ thể gắn với quy chế tham gia gửi tiền tiết kiệm của Tổ TK&VV và của NHCSXH đối với thành viên của Tổ TK&VV.

2.2 Đối với chính quyền, ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, huyện

Cần thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các tổ chức CT-XH nhận ủy thác các cấp, UBND các cấp và các Trưởng ấp tổ chức tuyên truyền việc sắp xếp các thành viên gửi tiết kiệm trong Tổ TK&VV theo hướng liền canh, liền cư ( tổ theo cụm dân cư liền kề) để thuận lợi cho việc huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV và quản lý của Tổ TK&VV đặc biệt trong công tác sinh hoạt huy động tiền gửi định kỳ của Tổ TK&VV. Nhằm kịp thời nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác của tổ chức CT-XH và huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV.

Vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt hơn đối với chính quyền cấp dưới phải gắn trách nhiệm rõ ràng của các Trưởng ấp/khu phố, Hội đoàn thể ủy thác cấp xã trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV. 2.3 Đối với tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác

Các tổ chức CT-XH triển khai thực hiện tốt các nội dung công việc theo văn bản thỏa thuận đã ký với từng tổ chức Hội và làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, cơ chế, nghiệp vụ tín dụng bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Tránh tình trạng thu tiết kiệm qua tổ nhóm nhưng trách nhiệm của các thành viên trong tổ nhóm không rõ ràng, phí hoa hồng quá thấp, hoặc chỉ mang tính hình thức.

Ban hành quy chế trích một phần phí ủy thác do NHCSXH chi trả để hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bến tre (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)