NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (Trang 37 - 40)

 Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng khảo sát. Mẫu nghiên cứu được thực hiện không ngẫu nhiên – có chủ đích, là đối tượng là giới trẻ từ 15 đến 26 tuổi tại địa bàn TP. HCM đã và đang sử dụng rượu bia, hoặc có ý định sử dụng rượu bia.

Kích thước mẫu áp dụng trong bài nghiên cứu thực hiện theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy đa biến và phân tích phương sai.

- Theo Hair & ctg (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Theo mô hình nghiên cứu đề xuất có X biến quan sát thì cần có mẫu tối thiểu là 5*X= 5*25= 125 - Theo Tabachnick & Fidell (2007), kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đa

biến được tính theo công thức: N=8*var + 50. Trong đó N là kích thước mẫu, var là số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy. Theo mô hình nghiên cứu đề xuất có Biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu sẽ là: N=8*5 + 50= 90.

Dựa theo các tính toán và tham khảo cách chọn mẫu từ những bài nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại TP. HCM” với độ tin cậy 95% và sai số cho phép 5% thì mẫu nghiên cứu chung là 500.

 Thiết kế thang đo

Dựa trên mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA, mô hình Thuyết hành vi dự định TPB và Học thuyết thái độ ba thành phần TAM, nhóm đưa ra mô hình nghiên cứu sơ bộ, kết hợp các biến trong mô hình tham khảo khác.

Các biến quan sát sử dụng thang đo khoảng, cụ thể là thang đo Likert 5 bậc: 1. Hoàn toàn không đồng ý

2. Không đồng ý 3. Không có ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để hỗ trợ trong việc xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được.

Bảng 3.1: Bảng thang đo nghiên cứu

Biến

quan sát

Kí hiệu Mô tả thang đo Nguồn

H1:

Phụ

huynh

PH1 Tôi cho rằng cha mẹ sử dụng rượu bia nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu bia của con cái.

Le Trang N.D, 2013

PH2 Tôi cho rằng nếu có sự giao tiếp và tương tác cởi mở với cha mẹ thì con cái ít sử dụng rượu bia hơn.

PH3 Tôi cho rằng con trai sẽ cởi mở với cha mẹ hơn trong việc sử dụng rượu bia.

PH4 Sự chấp thuận của cha mẹ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rượu bia của con.

PH5 Cha mẹ của tôi nghĩ sử dụng rượu bia là xấu và dễ dẫn đến tệ nạn xã hội.

PH6 Cha mẹ của tôi cho rằng sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Đề xuất của nhóm H2: Nhóm đồng đẳng

DD1 Tôi cho rằng người có bạn bè sử dụng nhiều rượu bia sẽ sử dụng nhiều rượu bia.

Le Trang N.D, 2013 DD2 Tôi cho rằng người có nhiều bạn bè sẽ có nhiều

cơ hội sử dụng rượu bia hơn.

DD3 Bất kể vui hay buồn, bạn bè tôi thường tổ chức những buổi “ăn nhậu”.

Đề xuất của nhóm DD4 Rượu bia giúp chúng tôi dễ dàng chia sẻ, gắn bó

với nhau hơn.

DD5 Tôi ử d bi để hể hiệ “ à h điệ ”

DD6 Chúng tôi thường sử dụng rượu bia làm hình phạt cho các trò chơi trong các buổi gặp mặt.

26

Bảng 3.1: Bảng thang đo nghiên cứu H3:

Chương

trình khuyến mãi

KM1 Nhãn hàng thường xuyên có chương trình khuyến mãi khi ra mắt sản phẩm mới.

PGS.TS. Hoàng Văn Thành, 2018 KM2 Nhãn hàng thường xuyên có những ưu đãi hấp

dẫn cho khách hàng cũ.

KM3 Vào những dịp đặc biệt thường xuyên có chương trình khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng, …

KM4 Có nhiều sự kiện được tổ chức để khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm

KM5 Tôi thường bị hấp dẫn bởi quà tặng, phần thưởng từ nhãn hàng. Đề xuất của nhóm H5: Chất lượng sản phẩm

CL1 Sản phẩm có chất lượng đảm bảo. PGS.TS. Hoàng Văn Thành, 2018 CL2 Chất lượng sản phẩm đồng nhất.

CL3 Mùi vị sản phẩm hấp dẫn. Đề xuất của nhóm

CL4 Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. PGS.TS. Hoàng Văn Thành, 2018 CL5 Bao bì sản phẩm đa dạng và ấn tượng Đề xuất của nhóm CL6 Sản phẩm được trang trí trưng bày đẹp mắt. PGS.TS. Hoàng

Văn Thành, 2018 CL7 Sản phẩm thường xuyên được cải tiến, đổi

mới.

Hành vi

sử dụng rượu bia

HV1 Tôi quyết định sử dụng rượu bia. Đề xuất của nhóm HV2 Tôi sẽ sử dụng rượu bia trong tương lai.

HV3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng rượu bia. HV4 Tôi vẫn sử dụng rượu bia dù giá cả có tăng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)