Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (Trang 68 - 70)

Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu với 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ với 20 mẫu và nghiên cứu chính thức với 500 mẫu, tác giả đưa ra nhận xét về Hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM như sau:

 Về phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu sơ bộ kéo dài 4 tuần (từ ngày 10/02/2020 đến 09/03/2020): tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính sau khi đã thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi và đưa ra ra mô hình phù hợp với Hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ ở độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM. Sau quá trình xem xét nghiên cứu và hiệu chỉnh sơ bộ, tác giả đã đề xuất được 4 yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ bao gồm: Phụ huynh, Nhóm đồng đẳng, Chương trình khuyến mãi và Chất lượng sản phẩm. Với 28 biến quan sát bao gồm 24 biến độc lập và 4 biến phụ thuộc được đưa vào để thực hiện quá trình đo lường các yếu tố này. Quá trình nghiên cứu chính thức: kéo dài 7 tuần (từ ngày 10/03/2020 đến 26/04/2020) đã thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 500 được thực hiện đối với giới trẻ từ 15 26 tuổi tại TP. HCM. Với 4 yếu tố ảnh hưởng gồm 24 biến quan sát chính - thức để thực hiện quá trình đo lường. Sau quá trình tổng hợp và tiến hành nhập liệu, kết quả

56

được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo đo lường các yếu tố tác động đến “Hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ ở độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM” thông qua thống kê mô tả, các kiểm định về hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết cũng như kiểm định sự khác biệt.

 Về các giả thuyết nghiên cứu - Thống kê mẫu nghiên cứu:

 Về độ tuổi: chủ yếu là từ 19 đến dưới 26 tuổi chiếm đến 85.4%

 Về giới tính: chiếm đa số là nữ giới với tỷ lệ 72.8%, trong khi nam giới với 27.2%  Về trình độ học vấn: chủ yếu là Đại học với tỷ lệ 81.8%, Trung cấp, PTTH hoặc thấp

hơn, đứng thứ 2 với tỷ lệ 12.6% còn lại là Trên đại học với 5.6%.

 Về nghề nghiệp: chủ yếu là sinh viên với tỷ lệ 71.4%, học sinh với 10.8%, kinh doanh tự do với 10.0% còn lại 7.8% thuộc về nhân viên văn phòng và công nhân viên chức.

 Về thu nhập: đa số mẫu nghiên cứu có thu nhập dưới 2 triệu chiếm 42.6%, từ 2 đến dưới 5 triệu đồng chiếm 33.8%, từ 5 đến dưới 10 triệu đồng chiếm 14.6% và trên 10 triệu đồng chiếm 9.0%.

Có thể thấy rằng, các đáp viên tham gia nghiên cứu đa phần nữ sinh viên, có độ tuổi từ 19 đến dưới 26 tuổi và thu nhập dưới 2 triệu đồng

- Kết quả sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha: Cả 28 biến được đưa vào đều được chấp nhận và tiến hành cho các phân tích tiếp theo.

- Kết quả sau khi chạy nhân tố khám phá (EFA): các thang đo sau khi kiểm định Cronbach’ alpha là 28 biến đều đạt độ tin cậy (hệ số tin cậy > 0.5) cho phân tích nhân tố khám phá từ dữ liệu điều tra, với 28 biến quan sát ban đầu qua phân tích độ tin cậy thang đo và EFA thì có 19 biến đều phù hợp để tiến hành nghiên cứu chính thức.

- Kết quả sau khi kiểm định giả thuyết mô hình: Sau khi tiến hành phân tích hồi quy, cho thấy yếu Nhóm đồng đẳng có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (Beta = 0.347), bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập giải thích được 74.0% sự biến thiên của biến phụ thuộc. - Kết quả sau khi kiểm định sự khác biệt: Sau khi thực hiện kiểm định sự khác biệt

giữa các yếu tố đối với hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ bằng kiểm định Independent Sample T-Test và kiểm định phương sai 1 yếu tố One way Anova, nhóm nghiên cứu nhận thấy:

 Không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính là nam và nữ trong hành vi sử dụng rượu của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM (hệ số sig 0.291 >0.05)

 Với mức ý nghĩa sig Levene Học Vấn 0.653 > 0.05 đủ điều kiện để xét kiểm định Anova. Số sig bảng Anova là 0.030 > 0.05, vậy có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ học vấn Trung cấp, PTTH hoặc thấp hơn; Đại học và Trên đại học trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM

 Với mức ý nghĩa sig Levene Nghề Nghiệp 0.189 > 0.05 đủ điều kiện xét kiểm định Anova. Số sia bảng Anova là 0.016 < 0.05, vậy có sự khác biệt giữa nhóm nghề nghiệp Học sinh, Sinh viên, Nhân viên văn phòng, Công nhân viên chức, Kinh doanh tự do, nghề nghiệp khác trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM.

 Với mức ý nghĩa sig Levene Thu Nhập 0.928 > 0.05 đủ điều kiện xét kiểm định Anova. Số sig bảng Anova là 0.454 > 0.05, vậy không có sự khác biệt giữa các mức thu nhập Dưới 2 triệu đồng, Từ 2 đến 5 triệu đồng, Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng, Trên 10 triệu đồng trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)