BAØI TẬP VỀ THẤU KÍNH.

Một phần của tài liệu On tap Li 12 theo chu de - HOT[1].5753 pptx (Trang 47 - 50)

1/ Tìm UUR ,L & U C.

BAØI TẬP VỀ THẤU KÍNH.

CA A

B

Bài số 1: Một thấu kính có 2 mặt cong có bán kính mặt này lớn gấp đôi bán kính mặt kia có tiêu cự f=20(cm) làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n=1,5.

1/ Xác định bán kính của 2 mặt thấu kính.

2/ Một vật sáng AB đặt cách thấu kính 10(cm). Xác định vị trí tính chất và độ phóng đại của ảnh.

3/ Xác định vị trí vật để ảnh cao gấp 2 lần vật.

4/ Xác định vị trí của vật và ảnh để ảnh là ảnh là ảnh thật cách vật 80(cm).

Bài số 1.1: Một thấu kính có 2 mặt cong có bán kính mặt này lớn gấp đôi bán kính mặt kia có tiêu cự f=-20(cm) làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n=1,5.

a- Xác định bán kính 2 mặt cong

b- Nếu cho vật sáng dịch chuyển ra xa thấu kính 10(cm) thì ảnh dịch chuyển 2(cm). Xác định vị trí của vật và ảnh trước khi dịch chuyển.

Bài số 2: Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước thấu kính 0 cho ảnh rõ nét trên 1 màn ảnh E. Dịch chuyển vật 2(cm) lại gần thấu kính thì phải dịch chuyển màn E 1 khoảng 30(cm) mới lại thu được rõ nét của AB. Ảnh này lớn bằng 5/3 ảnh trước.

1/ Thấu kính 0 là thấu kính gì? Màn E dịch chuyển theo chiều nào? 2/ Tính tiêu cự của thấu kính và độ phóng đại ảnh trong 2 trường hợp.

Bài số 3: Một vật sáng AB đặt thẳng góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ cho 1 ảnh thật nằm cách vật 1 khoảng nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính 1 khoảng 30(cm)thì ảnh của AB vẫn là ảnh thật nằm cách vật 1 khoảng như cũ và gấp 4 lần ảnh cũ.

1/ Xác định tiêu cự của tháu kính và vị trí ban đầu của vật AB.

2/ Để được ảnh cao bằng vật thì vật sáng AB phải cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?

Bài số 4: Một vật sáng phẳng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 25(cm) cho ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 122,5(cm).

a- Xác định vị trí của vật, ảnh và độ phóng đại của ảnh.

b- Thấu kính cố định, dịch chuyển vật AB ra xa thấu kính dọc theo trục chính. Hỏi ảnh dịch chuyển thế nào.

c- Vật AB cố định, dịch chuyển thấu kính ra xa vật. Hỏi ảnh dịch chuyển về phía nào?

Bài số 5: Một vật sáng AB đặt song song và cách màn E 1 khoảng L, đặt 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f giữa vật AB và màn E sao cho trục chính đi qua A và vuông góc với màn. Khi dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính giữa vật AB và màn người ta tìm được 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của AB trên màn.

1/ Xác định 2 vị trí đó của thấu kính.

2/ Gọi l là khoảng cách giữa 2 vị trí đó của thấu kính. Tính tiêu cự f theo Lvà l. Biện luận kết quả.

3/ Gọi ' ' 1 1

A B và ' ' 2 2

A B là 2 ảnh của AB ứng với 2 vị trí của thấu kính. Chứng minh:

' '1 1 1 1

A B . ' '2 2 2 2

A B = AB2.

4/ Cho L=90(cm), l=30(cm). Tính tiêu cự f của thấu kính

Bài số 6: Một điểm sáng S nằm trên trục chính của 1 thấu kính hội tụ cho ảnh thật S' 1/ CMR khoảng cách L từ S đến S' luôn ≥4f.

2/ Cho f=20cm, l=90cm và biết ảnh S' nằm xa thấu kính hơn so với S (S' là ảnh thật). a-Xác định vị trí của vật và ảnh.

b- Giữ S cố định cho thấu kính dịch chuyển ra xa S từ vị trí ban đầu sao cho trục chính không đổi. Hỏi khi đó ảnh S' sẽ dịch chuyển như thế nào?

c- Trong trường hợp S và S' như ở câu 2, ta đặt màn E vuông góc với trục chính và cách S 60cm nằm phía sau thấu kính. Di chuyển thấu kính giữa S và màn E sao cho trục chính không đổi. Xác định vị trí của thấu kính để vết sáng trên màn có bán kính cực tiểu.

Bài số 7: Một màn chắn M có khoét 1 lỗ tròn đặt // và cách màn E 20cm. Một điểm sáng S nằm trước lỗ tròn ở trên trục lỗ và cách tâm lỗ 10cm. Khi đó trên màn E thu được 1 vết sáng tròn. Đặt 1 thấu kính 0 vừa khít vào lỗ tròn thì vết sáng trên màn có hình dạng và kích thước không đổi.

1/ Xác định loại và tiêu cự của thấu kính? Độ tụ của thấu kính.

2/ Giữ thấu kính 0 và màn E cố định, di chuyển S dọc theo trục chính, xác định vị trí của S để vết sáng trên màn có đường kính bằng đường kính của lỗ tròn.

Bài số 8: Trên trục xy của 1 thấu kính hội tụ có 3 điểm A, B, C(hình vẽ). Một điểm sáng S khi đặt tại A qua TK cho ảnh ở B, nhưng khi đặt S tại B thì cho ảnh ở C.

1/ Hỏi thấu kính phải đặt trong khoảng nào?

2/ Cho AB=a=10cm; AC=b=5cm. Xác định vị trí và tiêu cự của thấu kính.

Bài số 9: Một thấu kính làm bằng thuỷ tinh có chiết suất n=1,5.

1/ Độ tụ của thấu kính khi đặt trong không khí là 5(điốp). Hỏi phải đặt vật sáng ở đâu để thu được ảnh thật lớn gấp 2 lần vật.

2/ Khi đặt thấu kính trong 1 chất lỏng nó trở thành thấu kính phân kỳ có tiêu cự 1(m). Tính chiết suất của chất lỏng.

Một phần của tài liệu On tap Li 12 theo chu de - HOT[1].5753 pptx (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w