1. 72 nghĩa và những đóng góp mới c_a nghiên cứu
2.6.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm xác định các tác động của ý kiến trên mạng xã hội đến quyết định mua hàng trực tuyến của sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing. Đề tài này sẽ bao gồm hai yếu tố liên quan đó là ý kiến trên mạng xã hội và quyết định đến việc mua sắm trực tuyến.
Để tham khảo hành vi người tiêu dùng trực tuyến, tác giả chọn mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) của Taylor và Todd (1995) cho đề tài. Mô hình kết hợp TAM và TPB sẽ bổ sung được những giới hạn của từng mô hình riêng lẻ và cho ra một
mô hình dự đoán chú trọng nhiều đến quan điểm của người tiêu dùng và những đặt mối quan tâm lên hệ thống thông tin.
Ý kiến trên mạng xã hội hiện nay là một trong những nguồn tham khảo phổ biến của hầu hết sinh viên. Tuy nhiên, những người tham khảo cũng gặp phải nhiều rủi ro. Điều đó được thể hiện trong nhiều nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Đối với các nghiên cứu nước ngoài , Liu Xiao (2004) kết luận rằng nhận thức rủi ro tác động âm (-) đến quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Qua các nghiên cứu đã tham khảo và cơ sở lý thuyết nhận thức rủi ro của Bauer,R.A.(1960). Trên cơ sở đó , tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu mở rộng thêm nhân tố nhận thức rủi ro trong mô hình nhằm nghiên cứu sự tác động của nhân tố này đối với quyết định sử dụng dịch vụ mua hàng điện qua mạng dựa trên lý thuyết nhận thức rủi ro của Bauer.RA.(1960).
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa biển phụ thuộc với biến độc lập dựa trên phần mềm xử lý số liệu SPSS . Và dựa trên việc áp dụng mô hình C TAM - TPB , bước đầu tác giả tiến hành khảo sát sự tác động của hai biến độc lập nhận thức sự hữu ích và tính an toàn , ảnh hưởng xã hội và nhận thức kiểm soát hành vi tác động lên biến phụ thuộc quyết định mua hàng trực tuyến.