Công tác tổ chức bộ máy tại ngân hàng TMCP SHB chi nhánh Bình Phước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 45)

Phước

Phước

a. Tóm tắt về chức năng, nhiê %m vụ của ngân hàng TMCP SHB chi nhánh Bình Phư.c

Như chúng ta vẫn biết, vốn là tiền để cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả của vốn đầu tư. Nếu không kể việc đầu tư từ ngân sách hoặc đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp thì việc khai thác và chuyển dịch các nguồn vốn tích luỹ đến lĩnh vực đầu tư cho vay có thể được tiến hành theo hai phương thức: Đầu tư trực tiếp qua thị trường tài chính (phát hành trái phiếu doanh nghiệp) và Đầu tư gián tiếp thông qua các trung gian tài chính. Tuy nhiên do thị trường tài chính nước ta mới đang trong giai đoạn hình thành và ngay cả khi thị trường đi vào hoạt động thì khả năng huy động vốn cũng còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy nguồn vốn đầu tư qua các trung gian tài chính mà chủ yếu là hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên quan trọng và hữu hiệu hơn bao giờ hết. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta cũng đã không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Bằng lượng vốn huy động được trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng thương mại đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng được nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế diễn ra một cách trôi chảy. Tóm lại việc huy động vốn là vấn đề hàng đầu đối với các tổ chức tài chính nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng trong thời gian tới

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chi nhánh Bình Phước cũng như các chi nhánh Ngân hàng khác nói chung và các chi nhánh cùng hệ thống SHB nói riêng đều cùng mang những chức năng giống nhau đó là dựa vào hoạt động huy động vốn từ những nguồn tiền nhàn rỗi trong xa hội qua đó cung cấp vốn cho các hoạt động kinh tế, đáp ứng mọi nhu cầu vốn một cách kịp thời và nhanh chóng, giúp cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế được diễn ra một cách trôi chảy. Ngoài những chức năng trên chi nhánh còn đi kèm với nhiều hoạt động và nghiệp vụ Ngân hàng khác mang lại sự tiện lợi trong đời sống lẫn trong môi trường kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)