Nhóm giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất tại vườn quốc gia phia oắc phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 90 - 138)

Ngày 30/10/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1976/QĐ- TTg về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có quy hoạch chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc thành Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén. Đây là khu rừng đặc dụng, vì vậy cần phải thực hiện theo những quy định của pháp luật về quản lý rừng đặc dụng tại các văn bản hiện hành: Luật Lâm nghiệp,

Nghị định số 156/2018/NĐ - CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp, Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý rừng bền vững; các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

- Xây dựng Phương án Quản lý rừng bền vững cho Vườn quốc gia, tại Phương án cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi, lập, triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm, 3 năm về quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;

- Với những đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng còn có nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, trình độ dân trí, trình độ lao động, phong tục, tập quán và điều kiện tự nhiên, đòi hỏi cần có các chính sách đầu tư về giáo dục, đào tạo nghề cho người dân tại khu vực cần được tập trung quan tâm. Việc mở các lớp, các khóa đào tạo nghề tại chỗ cho người dân địa phương cần được xem xét để họ dễ dàng tham gia; tiếp đó là tạo công ăn việc làm cho người dân nhằm hạn chế việc người dân sống dựa và rừng, ổn định sinh kế cho người dân nhất là người dân sống trong vùng đệm, điều này hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm tài nguyên rừng. Đây có thể coi là giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu rõ về vai trò, vị trí của VQG Phia Oắc - Phia Đén. Từ đó, tạo sự đồng thuận và quyết tâm giữa các cấp, các ngành và nhân dân có ý thức giữ gìn và bảo tồn giá trị của VQG; đồng thời vận động cộng đồng chung tay cùng các lực lượng chức năng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại đây.

- Có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng:

+ Nghiêm cấm các hoạt động làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, làm hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng; hoạt động trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng;

+ Xây dựng Kế hoạch phòng cháy và chữa cháy rừng theo giai đoạn và kế hoạch định kỳ hàng năm; quản lý phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng;

+ Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng đối với những loài cây bản địa, cây thuốc, các loài động vật rừng nơi đây;

+ Khen thưởng kịp thời cho các tổ chức, cá nhân, nhân dân có thành tích trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Xây dựng và phát huy hiệu quả quy chế phối hợp giữa các lực lượng: công an - bộ đội - kiểm lâm; giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành - chính quyền địa phương theo quy định;

+ Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các cơ quan, các lực lượng, nhân dân kịp thời phát hiện những biến động về rừng, các vi phạm về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để có biện pháp xử lý.

- Cần phải hoàn tất việc xác định ranh giới đất lâm nghiệp, ranh giới các loại rừng, ranh giới giữa các vùng giáp ranh, vùng tiếp giáp ranh giữa các khu rừng đặc dụng và các loại đất khác. Do vậy, việc áp dụng linh hoạt và hiệu quả các cơ chế chính sách, các quy định liên quan đến trách nhiệm về hiệu quả công tác quản lý rừng mới có thể đưa ra biện pháp quản lý rừng hữu hiệu thông qua các hoạt động:

+ Xác định và cắm mốc ranh giới các phân khu, ranh giới vùng đệm trong; + Quản lý hiệu quả nguồn vốn từ dịch vụ môi trường rừng, tiền khoán bảo vệ rừng để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên tại đây (hiện nay số tiền chi hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại từ 300 - 400 nghìn đồng/ha/năm).

+ Quản lý chặt chẽ trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và du lịch sinh thái nhất là cho thuê dịch vụ môi trường rừng đang được quan tâm hiện nay; phát triển dịch vụ, du lịch phải gắn du lịch sinh thái với văn hóa dân tộc.

4.6.2.Nhóm giải pháp về đầu tư

- Tranh thủ các nguồn lực đầu tư về vốn, công nghệ; đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tạo về chuyên môn cho cán bộ của Vườn; mở các lớp tập huấn, diễn tập, các lớp tuyên truyền và giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững; lập các dự án đầu tư xây dựng và phát triển trong khu vực VQG, các dự án trồng rừng, phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu theo thứ tự ưu tiên.

- Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là đầu tư xây dựng đường công vụ phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, công tác phòng cháy và chữa cháy rừng, các bể chứa nước phục vụ cho hoạt động lâm nghiệp; các trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, công tác theo dõi diễn biến rừng được thực hiện thường xuyên hàng năm. Đặt biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý theo dõi diễn biến tài nguyên rừng qua phần mềm chuyên dụng, ảnh vệ tinh và đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút phát triển; khai thác tiềm năng, lợi thế gắn với công tác bảo vệ, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong khu vực VQG nhằm đáp ứng tổng hòa các mối liên hệ về mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

4.6.3.Nhóm giải pháp lâm sinh

Các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên thực hiện theo nội dung quy định tại Luật Lâm nghiệp, các Nghị định, Thông tư số 28/2018/TT-

BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý rừng bền vững; Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, các văn bản quy phạm pháp luật, các Chỉ thị, Nghị quyết từ Trung ương đến địa phương như Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Các giải pháp lâm sinh như khoanh nuôi bảo vệ đối với những diện tích rừng có khả năng phục hồi tự nhiên, không cần tác động của con người; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung những loại cây có mục đích đối với những khu rừng dễ phục hồi tự nhiên hoặc phát triển chậm; làm giàu, nuôi dưỡng rừng bằng cách đưa nhiều loại cây đa mục đích, cây bản địa như lấy gỗ, thuốc; cải tạo rừng thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bằng cách phát quang dây leo, bụi rậm, tỉa bớt những loại cây sâu bệnh và vận dụng linh hoạt các giải pháp nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả phục hồi rừng tối ưu cho các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu, cụ thể:

a) Đối với trạng thái IIIB

- Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ duy trì và phát triển vốn rừng. - Thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên đối với thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ít bị tác động IIIB. Đây là kiểu rừng có cấu trúc hướng tới ổn định, tổ thành loài cây phong phú, có nhiều loài cây có giá trị bảo tồn.

- Mặc dù trữ lượng rừng khá cao, nhưng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp đối với VQG là không được khai thác lâm sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; không khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ trong phân khu phục hồi sinh thái; chỉ được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ, hành chính và gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong phạm vi diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng

các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy đối tượng rừng giàu không phù hợp để khai thác gỗ mà thực hiện quản lý, bảo vệ để duy trì và phát triển vốn rừng với mục tiêu phòng hộ và bảo tồn.

- Cần tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp với đặc điểm cấu trúc rừng cho từng thời điểm. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.

b) Đối với trạng thái IIIA3

- Thực hiện nuôi dưỡng rừng, vệ sinh rừng.

- Phương pháp và đối tượng chặt nuôi dưỡng là giữ nguyên mật độ cây tầng cao, chỉ chặt điều chỉnh cấu trúc rừng với đối tượng chặt là những cây phẩm chất C, cây cong queo sâu bệnh… kết hợp vệ sinh rừng, luỗng phát dây leo, bụi rậm, tỉa thưa cây tái sinh có chất lượng ở những nơi có mật độ dày, tận dụng cây tái sinh có giá trị phòng hộ, giá trị đa dạng sinh học cao tham gia vào tầng cây nuôi dưỡng, kế cận cho các luân kỳ tiếp theo. Điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những cây phẩm chất kém, cây sâu bệnh. Tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Song việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị đạt trên 1000 cây/ha.

- Tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp theo từng giai đoạn, từng thời điểm. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.

c) Đối với trạng thái IIIA2:

- Thực hiện làm giàu rừng, quản lý, bảo vệ duy trì và phát triển vốn rừng. Kỹ thuật làm giàu rừng là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng bằng cách trồng thêm vào thảm rừng cũ một số lượng nhất định những loài cây gỗ bản địa, có giá trị kinh tế, đồng thời tác động một cách hợp lý nhất để có thể phát huy tối đa tiềm năng sinh học của chúng (Phạm Ngọc Lân, Một số biện pháp kỹ thuật làm giàu

rừng 2011).

* Biện pháp Làm giàu rừng tự nhiên

Thực hiện theo Quy định tại Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT làm giàu rừng theo băng, biện pháp cụ thể là:

- Tạo băng trồng cây (băng chặt): Băng trồng cây phải bố trí cách đều, chiều rộng băng bằng 2/3 chiều cao tán rừng của băng chừa, tương đường 4- 8m. Phải căn cứ vào tính chịu bóng của cây trồng và chiều cao của băng chừa sau khi xử lý để xác định chiều rộng bằng trồng. Phải chặt sạch cây trong băng trồng, nhưng chừa lại toàn bộ cây có giá trị kinh doanh cao. Sau khi tận dụng gỗ củi phải thu dọn để làm đất.

- Xử lý băng chừa: Chiều rộng băng chừa từ 6 - 12m. Băng chừa phải được xử lý đồng thời với tạo băng trồng cây theo các nội dung sau: Luỗng dây leo có hại; chặt loại bỏ cây phi mục đích, giữ lại toàn bộ cây có giá trị kinh doanh.

- Loài cây trồng: Chọn các loài cây bản địa có giá trị phòng hộ và giá trị kinh tế cao như Sao đen, Re, Lim xanh, Giổi xanh, Sồi phảng (Dẻ Cau). Ngoài ra có thể trồng các loài cây dược liệu (như sa nhân, ba kích…) hoặc cây lâm sản ngoài gỗ (như mây nếp, song mật…) trong các băng trồng mở trong các năm đầu khi rừng chưa khép tán. Tuy nhiên việc trồng xen này phải đảm bảo để không ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài cây bản địa.

- Mật độ trồng: Mỗi băng trồng, trồng 1 hàng cây. Cự ly cây trong hàng bằng 1/3 đến 1/2 lần đường kính bình quân tán lá ở tuổi khai thác.

- Tiêu chuẩn cây trồng. Cây trồng phải được tuyển chọn kỹ, phải loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn. Cây trồng phải đạt chiều cao 0,8- 1,0 m trở lên.

Được phép gieo thẳng hoặc trồng cây có chiều cao nhỏ hơn với điều kiện sau 1 năm tăng trưởng chiều cao bình quân của cây phải đạt trên 1 m. Trồng bằng cây con có bầu hoặc rễ trần, nhưng kích thước hố trồng cây tối thiểu là 30x30x30 cm.

- Thời gian chăm sóc: 2 lần/năm trong thời gian 4 năm. - Bảo vệ rừng trồng:

+ Phòng chống mối: Sau khi trồng 20 - 30 ngày tiến hành kiểm tra định kỳ, nếu phát hiện có mối hại dưới 10% phải rắc thuốc mối cho số cây bị hại. Nếu tỉ lệ số cây bị nhiễm mối từ 10% trở lên phải rắc thuốc mối cho toàn bộ số cây trồng. Liều lượng 5 gam/hố; tiến hành rắc và trộn đều 1/3 đất đã lấp phần trên của hố. Thuốc mối được sử dụng phổ biến hiện nay là Diaphot - 10H dạng bột.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Sau khi trồng xong phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu, bệnh hại của cây trồng. Khi phát hiện có sâu, bệnh hại phải kịp thời xử lý, tùy theo mức độ nhiễm bệnh mà có các biện pháp phòng, trừ thích hợp. Nếu nhiễm bệnh rải rác phải nhổ cây bị bệnh, gom thành đống nhỏ và đốt cháy sạch. Phun phòng trên toàn bộ diện tích. Nếu nhiễm sâu bệnh hại phải nghiên cứu, xử lý kịp thời tránh nguy cơ lan nhiễm.

- Tiếp tục theo dõi cấu trúc và tái sinh rừng phục hồi trong khu vực để có những giải pháp phù hợp. Các giải pháp phải mang tính đồng bộ và hài hòa về mặt kỹ thuật - kinh tế và xã hội.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần

Tổng cộng có 8.641 cây đại diện cho 119 loài đã được xác định trong nghiên cứu này. Mật độ cây trên các ODD dao động từ 744 cây/ha cây đến 1.346 cây/ha. Đường kính trung bình dao động từ 10,4 cm đến 19,7 cm, chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 7,3 m đến 12,8 m, tổng tiết diện ngang lâm phần từ 10,4 m2/ha đến 33,0 m2/ha và trữ lượng biến động từ 57,4 m3/ha đến 289,4 m3

/ha. Như vậy, dựa vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loetschau thì đối tượng trong nghiên cứu này là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất kiểu IIIA2, kiểu IIIA3 và kiểu IIIB.

1.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao

a) Cấu trúc tổ thành tầng cây cao theo phần trăm số cây

Đối với trạng thái rừng IIIA2: Số loài cây gỗ xuất hiện ở 3 ODD biến động từ 18 đến 51 loài nhưng số loài tham gia vào công thức tổ thành chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất tại vườn quốc gia phia oắc phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 90 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)