Phân bố cây tái sinh trên mặt đất phụ thuộc vào không gian dinh dưỡng, đặc tính sinh vật học của từng loài cây và mức độ phát triển của lớp cây này. Nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất có vai trò quan trọng, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm điều tiết khả năng tái sinh tự nhiên hợp lý của cây rừng.
Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất của ba trạng thái rừng được xác định trên cơ sở phân bố Poisson. Kết quả được tổng hợp ở bảng 4.19.
Bảng 4.19. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất của ba trạng thái rừng
Trạng thái ODD Xtb S2 K Dạng phân bố
IIIA2 1 11,8 6,2 0,53 Phân bố đều 2 5,0 14,0 2,80 Phân bố cụm 3 16,8 53,2 3,17 Phân bố cụm IIIA3 4 5,2 21,7 4,17 Phân bố cụm 5 8,4 16,3 1,94 Phân bố cụm 6 10,0 29,5 2,95 Phân bố cụm IIIB 7 24,8 152,2 6,14 Phân bố cụm 8 15,8 80,7 5,11 Phân bố cụm 9 17,4 77,8 4,47 Phân bố cụm
Kết quả bảng 4.19 cho thấy, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở hầu hết các ODD của ba trạng thái rừng là phân bố cụm, chỉ có 1 ODD ở trạng thái IIIA2 là có dạng phân bố đều. Sở dĩ cây tái sinh phân bố cụm là do độ tàn che, chiều cao và che phủ của cây bụi thảm tươi khác nhau, dẫn đến phát tán giống không đều. Do vậy, để tạo điều kiện cho tái sinh tự nhiên và việc tái sinh được phân bố tương đối đều trên toàn diện tích cần phải tác động biện pháp kỹ thuật như phát luỗng dây leo, cây bụi thảm tươi đồng thời có biện pháp điều chỉnh độ tàn che thích hợp.