Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất tại vườn quốc gia phia oắc phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 33 - 36)

Số liệu phục vụ đề tài đã được kế thừa từ số liệu điều tra trên 03 ô định vị từ kết quả nghiên cứu sinh thái rừng Quốc gia, cụ thể như sau:

+ Xã Quang Thành: Ô định vị số 12, có tọa độ X: 592.381; Y: 2.501.434 (Tiểu khu 333, thôn Lũng Mười);

+ Xã Phan Thanh: Ô định vị số 11, có tọa độ X: 568.381; Y: 2.549.434 (Tiểu khu 5, thôn Nà Nhùng);

+ Xã Thành Công: Ô định vị số 13, có tọa độ X: 592.381; Y: 2.493.434 (Tiểu khu 155, thôn Khau Cảng);

Phương pháp lập ô đo đếm thu thập số liệu để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao ở rừng tự nhiên được tiến hành như trình bày cụ thể ở các phần dưới đây.

a) Lập ô đo đếm điều tra tầng cây cao

Đề tài đã sử dụng phương pháp kế thừa số liệu đã được điều tra tại các ô định vị nghiên cứu sinh thái rừng Quốc gia; trong một ô định vị lựa chọn 03 ô đo đếm đại diện cho từng trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.

+ Mỗi ô đo đếm (ODD) diện tích là 01 ha, kích thước 100 m x100 m trên địa bàn 03 xã (Quang Thành, Phan Thanh, Thành Công). Trong mỗi

ODD thiết kế 25 phân ô liên tục với số hiệu từ 1 đến 25 (được đánh số theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới), mỗi phân ô có diện tích 400 m2 (20 m x 20 m). Các góc phân ô được cắm các cọc tiêu để nhận biết được ranh giới trong quá trình điều tra thu thập số liệu. Ranh giới các phân ô được phát hoặc dùng dây nilon để xác định.

Hình 2.1. Sơ đồ lập phân ô trong ODD

+ Như vậy số liệu đề tài đã sử dụng bao gồm: 03 ô định vị nghiên cứu sinh thái, 09 ODD và 225 phân ô.

- Dụng cụ và thiết bị sử dụng: Bao gồm GPS, máy ảnh, thước dây, thước kẹp kính, máy đo chiều cao cây…

- Các số liệu điều tra tầng cây cao thu thập trong ô đo đếm:

+ Đối tượng điều tra là các cây gỗ thuộc tầng cây cao (cây có đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên).

+ Trong mỗi ô đo đếm, đánh dấu và đếm toàn bộ số cây trong ô.

+ Xác định thành phần loài, tên loài (những cây chưa xác định được tên cây, đánh là SP).

+ Đo chu vi vị trí 1,3 m hoặc đường kính D1.3 của tất cả các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 6cm: Dùng thước dây hoặc thước kẹp kính độ chính xác 0,5 cm. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 100 m 100 m

+ Đo chiều cao vút ngọn: Trong 25 ô đo đếm liên tục tiến hành đo chiều cao vút ngọn đối với những ô đo đếm lẻ và đo chiều cao cho tất cả các cây được lựa chọn, dùng thước Blumeleiss với độ chính xác 0,5m.

Toàn bộ số liệu đo đếm tầng cây cao được ghi chép theo mẫu biểu 2.1

Biểu 2.1. Biểu điều tra tầng cây cao

Số hiệu ÔĐV………Số hiệu ODD: ………Số hiệu phân ô: …….... Trạng thái rừng: ………. Trạng thái rừng: ……….. Người điều tra: ………..…….…… Ngày điều tra: ……….

Số hiệu cây Tên loài D (cm) H (m) Dtán (m) Cấp phẩm chất Ghi chú C/vi D1.3 Hvn Hdc Đ T N B

Ngoài ra, để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường và con người đến đa dạng thực vật, trong mỗi ô đo đếm tiến hành thu thập số liệu về: Độ tàn che, độ dốc, độ cao.

b) Điều tra cây tái sinh

- Khối lượng: 5 ô mẫu trên 01 ODD;

- Diện tích thu thập: 16 m2 (kích thước 4 x 4m);

- Vị trí: Tại một trong các góc của phân ô có số 1, 5, 13, 21, 25. - Phương pháp đo đếm cây tái sinh:

+ Xác định tên loài cây tái sinh;

+ Đo chiều cao vút ngọn, phân theo 7 cấp (< 0,5 m; 0,5 đến 1m; 1,1 đến 1,5m; 1,6 đến 2,0m; 2,1 đến 3,0m; 3,1 đến 5,0m, > 5,0m);

+ Xác định nguồn gốc: Theo chồi, hạt cho từng loài, trong phiếu ghi theo số cây. Toàn bộ các số liệu thu thập, đo đếm tầng cây tái sinh được ghi chép theo mẫu biểu điều tra cây tái sinh (Biểu 2.2).

Biểu 2.2. Điều tra cây tái sinh

Số hiệu ÔĐV………Số hiệu ODD: ………… hiệu phân ô: ……… Trạng thái rừng: ……… Trạng thái rừng: ……… Người điều tra: ………..… Ngày điều tra: ………

Stt Tên loài Chất lƣợng Tổng cộng Cấp chiều cao (m) < 0.5 0.5-1.0 1.1-1.5 1.6-2.0 2.1-3.0 3.1-5.0 >5.0 Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc Nguồn gốc H ch H ch H ch H ch H ch H ch H ch Cộng Tốt Tr/bình Xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây của rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi đất tại vườn quốc gia phia oắc phia đén, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)