a) Ảnh hưởng của độ tàn che, cây bụi, thảm tươi
Độ tàn che của rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích tán lá so với diện tích đất rừng, đây là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là cây tái sinh.
Sinh trưởng của cây tái sinh trong quan hệ với môi trường, nhất là quan hệ với độ tàn che. Chỉ tiêu này cho phép dự báo khuynh hướng vươn lên tán rừng của các loài cây và đánh giá mức độ ức chế của môi trường đối với chúng.
Tái sinh rừng có quan hệ với sự phát triển của cây bụi và thảm tươi, biểu hiện trên hai khía cạnh hoặc là có lợi hoặc là có hại. Mặt có lợi đó là cây bụi thảm tươi có thể đem lại những điều kiện thuận lợi cho tái sinh như hạn chế tiểu khí hậu bất lợi, cải thiện tính chất của đất…Tuy nhiên, cây bụi, thảm tươi cũng mang lại những bất lợi cho tái sinh như tạo ra lớp che phủ đất, ngăn cản sự tiếp đất và nảy mầm của hạt giống; cạnh tranh với cây tái sinh về ảnh sáng, nước và dinh dưỡng... Khi cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh sẽ thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng giai đoạn đầu nhưng chúng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Do đó, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thường không cao khi cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che, cây bụi, thảm tươi đến tái sinh của ba trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.20 sau:
Bảng 4.20. Ảnh hƣởng của độ tàn che, cây bụi, thảm tƣơi đến tái sinh của 3 trạng thái rừng
Trạng thái
Độ
tàn che Cây bụi, thảm tƣơi Htb (m) Độ che phủ (%) IIIA2 0,63 Lộc ớt, Dương xỉ, Bọt ếch, Lấu, Mua, Cỏ ba lá, Guột, Lau lách 1,1 64,13
IIIA3 0,65 Dương xỉ, Guột, Lau
lách, Chít, Cỏ ba lá 1,13 61,22 IIIB 0,68 Cỏ ba cạnh, Dương xỉ,
Bảng 4.20 cho thấy, cây bụi, thảm tươi ở đây phát triển khá mạnh gồm các loài Dương xỉ, Guột, Lau lách, Cỏ ba lá, Mua…chiều cao trung bình dao động từ 1,1m đến 1,2m. Do chiều cao trung bình của cây bụi, thảm tươi như trên nên đề tài xác định cây tái sinh có triển vọng là những cây tái sinh có chiều cao từ 1m trở lên, những cây này mới có đủ sức để thắng trong mối quan hệ cạnh tranh với cây bụi, thảm tươi. Độ che phủ trung bình của cây bụi, thảm tươi dao động từ 61,22% đến 66,3%.
Như vậy, cần có những giải pháp điều chỉnh độ tàn che cũng như độ che phủ của cây bụi, thảm tươi để tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển về số lượng, đảm bảo chất lượng theo từng giai đoạn phát triển của cây tái sinh.