QUẬN PHÚ NHUẬN
4. 1. Mô hình nghiên cứu giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị
4.1.1. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN TNCN
Nghiên cứu này dựa trên mô hình lý thuyết và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN. Để xây dựng một thang đo thực được đánh giá bởi cảm nhận của cá nhân nộp thuế về những nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, tác giả đã thực hiện kỹ thuật thảo luận tay đôi với một số cá nhân nộp thuế đã và đang kê khai thuế tại Đội thuế Thu nhập cá nhân trên cơ sở các gợi ý hai nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế trong tài liệu nghiên cứu nước ngoài, được thực hiện bởi Trường Đại học Makerere, với đề tài Tax Knowledge, Perceived Tax fairness and Tax Compliance tại Uganda năm 2008 và các nhân tố có được từ thảo luận nhóm. Từ đó, xác định lại các nhân tố ảnh hưởng và chọn ra các biến quan sát được nhiều cá nhân nộp thuế hiểu, quan tâm và cho là quan trọng nhất.
Tuy nhiên, do việc nộp tất cả các loại thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng có nhiều điểm khác biệt, cũng như đối tượng nộp thuế khảo sát là hộ kinh doanh cho thuê nhà vậy nên việc áp dụng cứng nhắc thang đo theo mô hình nghiên cứu trước đây là thực sự chưa phù hợp. Trên cơ sở đó, giai đoạn nghiên cứu là cần thiết để điều chỉnh thang đo, xây dựng bảng phỏng vấn chính thức phù hợp với việc nộp thuế thu nhập cá nhân của những hộ kinh doanh cho thuê nhà trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Theo Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế Thu nhập cá nhân của trường Đại học Makerere thì ban đầu có thể rút ra hai yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế TNCN, đó là: Hiểu biết thuế và nhận thức về công bằng của người nộp thuế.
Hiểu biết thuế cụ thể được đo lường liên quan đến khả năng người nộp thuế tính toán thu nhập và tài sản phải nộp theo nghĩa vụ pháp lý thuế với nhiều người khác nhau trong nhiều tình huống khác nhau. Hiểu biết thuế rõ ràng kết hợp thông tin về những quy định thuế và những hiểu biết tài chính để có thể tính toán ra những kết quả mang tính kinh tế
có lợi nhất cho người nộp thuế. Những câu hỏi được lập ra trong những điều khoản rõ ràng để giải quyết những vấn đề hiểu biết thuế cụ thể, bên cạnh đó cũng có những câu hỏi khảo sát chuẩn chỉ mang tính "lý thuyết" cũng được sử dụng để đánh giá hiểu biết thuế nói chung (Jonas, 2003)
Nhận thức về tính công bằng thuế được đo lường dựa vào nghiên cứu của Gerbing (1988); Richardson (2006); Anna et al(2008), khảo sát thang đo xác định 5 phương diện cơ bản của công bằng thuế từ nghiên cứu Gerbing. Những phạm vi của thang đo theo những phương diện: công bằng chung, trao đối lợi ích với nhà nước, những điều khoản đặc biệt, cấu trúc thuế suất và tính tư lợi. Nghiên cứu về công bằng thuế của Gerbing được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến nhận thức về tính công bằng thuế.
Tuân thủ thuế được đo lường dựa trên 4 mục (Wenzel, 2001) bao gồm: không cư trú, nợ thuế, thu nhập phải trả, thời gian nộp.