4. Dự định kết quả
3.2.1. Mức độ ảnh hưởng của các thông số đến Ra
Phân tích phương sai (Analysis of Variance – ANOVA) giá trị trung bình của nhám bề mặt (Ra) được thể hiện trong bảng 3.2. Từ kết quả ANOVA cho thấy thứ tự ảnh hưởng của các thông số khảo sát đến nhám bề mặt Ra: Bán kính mũi dao ảnh hưởng mạnh hơn lượng chạy dao.
Bảng 3.2. ANOVA trị số Ra Thông số DF SS Adj SS MS F C % r 2 7.553 7.553 3.7765 7.56 64.69 S 2 2.124 2.124 1.062 2.13 18.19 Error 4 1.997 1.997 0.49925 17.10 Total 8 11.675 100
Bảng 3.3. Thứ tự ảnh hưởng của các thông số đến độ nhám trung bình
Response Table for Means Level r S 1 2.4077 0.5143 2 0.4620 1.1177 3 0.4667 1.7043 Delta 1.9457 1.1900 Rank 1 2
Hình 3.2. Ảnh hưởng của các thông số đến độ nhám trung bình.
Kết quả cho thấy (bảng 3.3 và hình 3.2):
Bán kính mũi dao ảnh hưởng mạnh nhất đến nhám bề mặt (64.69%). Nhám bề mặt giảm mạnh khi bán kính mũi dao tăng từ 0.4 mm đến 0.8 mm, sau đó tăng không đáng kể khi tiếp tục tăng r lên 1.2 mm. Nhám bề mặt đạt trị số nhỏ nhất khi r = 0.8 mm.
Lượng chạy dao cũng ảnh hưởng rất mạnh đến độ nhám bề mặt (18.19%) nhưng mức độ không bằng ảnh hưởng của bán kính mũi dao, điều này có thể
lý giải là do trị số của lượng chạy dao nhỏ so với bán kính mũi dao. Nhám bề mặt tăng khi lượng chạy dao tăng.
Kết quả phân tích phương sai tỉ số SN của Ra thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.3 và thực tế cũng đều chỉ ra rằng: Bán kính mũi dao r ở mức 2 (0.8 mm) và lượng chạy dao S ở mức 1 (0.06 mm) cho nhám bề mặt có trị số nhỏ nhất và bằng 0.25µm.
Bảng 3.4. Thứ tự ảnh hưởng của các thông số đến tỉ số SN của Ra
Mức Thông số r S 1 -6.341 7.105 2 7.667 2.71 3 6.811 -1.679 Delta 14.008 8.784 Thứ tự ảnh hưởng 1 2