4. Dự định kết quả
3.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến lực dọc trục Fx
ANOVA giá trị trung bình của lực cắt chiều trục Fx được thể hiện trong bảng 3.5. Từ kết quả ANOVA cho thấy thứ tự ảnh hưởng của các thông số khảo sát đến lực cắt chiều trục Fx: Bán kính mũi dao ảnh hưởng mạnh hơn lượng chạy dao.
Bảng 3.5. ANOVA trị số Fx Thông số DF SS Adj SS MS F C % r 2 594.7 594.7 297.35 1.21 21.69 S 2 1163 1163 581.5 2.36 42.42 Error 4 983.9 983.9 245.975 35.89 Total 8 2741.6 100.00
Bảng 3.6. Thứ tự ảnh hưởng của các thông số đến lực dọc trục trung bình
Response Table for Means Level r S 1 56.56 39.22 2 59.89 51.44 3 41.22 67.00 Delta 18.67 27.78 Rank 2 1
Kết quả từ bảng 3.6 và hình 3.4 cho thấy:
Lượng chạy dao dọc S ảnh hưởng mạnh hơn bán kính mũi dao r. Lực Fx trung bình tăng khi r tăng từ 0.4 mm đến 0.8 mm, sau đó giảm mạnh khi r tiếp tục tăng từ 0.8 mm đến 1.2 mm, đạt giá trị nhỏ nhất khi r = 1.2 mm, lớn nhất khi r = 0.8 mm.
Còn lực chiều trục Fx tăng khi lượng chạy dao dọc S tăng. Điều này được lý giải là do khi S tăng thì chiều dày cắt tăng làm diện tích lớp cắt tăng dẫn đến lực hướng trục Fx tăng.
Kết quả phân tích phương sai tỉ số S/N của Fx thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.7 và thực tế cũng chỉ ra rằng: Bán kính mũi dao r ở mức 3 (1.2 mm) và lượng chạy dao S ở mức 1 (0.06 mm/vòng) cho lực chiều trục Fx có trị số nhỏ nhất và bằng 37 N theo thực nghiệm. Tuy nhiên, khi thực nghiệm thì Fx đạt giá trị nhỏ nhất là 25 N khi r = 1.2 mm, S = 0.06 mm/vòng.
Điều này có thể được lý giải: Tuy rằng khi r = 0.4 mm, S = 0.06 mm/vòng thì Fx nhỏ nhất nhưng trong các trường hợp tiếp theo S = 0.08 mm/vòng và S = 0.1 mm/vòng thì lược cắt Fx lại tăng rất mạnh so với các trường hợp khác khi tăng r lên 0.8 mm và 1.2 mm thì lực Fx tăng nhẹ và nhỏ hơn nhiều khi r = 0.4 mm.
Bảng 3.7. Mức độ ảnh hưởng của các thông số đến tỉ số SN của Fx
Mức Thông số r S 1 -34.01 -31.32 2 -35.53 -34.18 3 -32.2 -36.25 Delta 3.33 4.93 Thứ tự ảnh hưởng 2 1
Hình 3.5. Ảnh hưởng của các thông số đến tỉ số SN của Fx