Ảnh hưởng của các yếu tố đến lực tiếp tuyến Fz

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bán kính mũi dao đến quá trình tiện cứng thép ổ lăn bằng dụng cụ PCBN (Trang 59 - 63)

4. Dự định kết quả

3.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến lực tiếp tuyến Fz

ANOVA (Analysis of Variance – phân tích phương sai) giá trị trung bình của Fz được thể hiện trong bảng 3.11. Từ kết quả ANOVA cho thấy thứ tự ảnh hưởng của các thông số khảo sát đến lực cắt tiếp tuyến Fz: Lượng chạy dao (82.72%) ảnh hưởng mạnh hơn bán kính mũi dao (15.84%).

Bảng 3.11. ANOVA trị số Fz Thông số DF SS Adj SS MS F C % r 2 61.21 61.21 30.605 22.13 15.84 S 2 319.58 319.58 159.79 115.56 82.72 Error 4 5.531 5.531 1.38275 1.43 Total 8 386.321 100.00

Bảng 3.12. Thứ tự ảnh hưởng của các thông số đến lực tiếp tuyến trung bình Fz Mức Thông số r S 1 44.89 40.33 2 51.22 49.89 3 48.78 54.67 Delta 6.33 14.33 Thứ tự ảnh hưởng 2 1

Hình 3.8. Ảnh hưởng của các thông số đến Fz trung bình.

Kết quả từ bảng 3.12 và hình 3.8 cho thấy:

Lượng chạy dao dọc S ảnh hưởng mạnh hơn bán kính mũi dao r.

Lực Fz trung bình tăng khi r tăng từ 0.4 mm đến 0.8 mm, sau đó giảm khi r tiếp tục tăng từ 0.8 mm đến 1.2 mm, đạt giá trị nhỏ nhất khi r = 0.4 mm, lớn nhất khi r = 0.8 mm.

Điều này có thể được lý giải như sau: Ban đầu khi tăng r từ 0.4 mm đến 0.8 mm thì biến dạng của phoi tăng làm lực cắt Fz tăng nhưng r tăng thì góc nghiêng chính giảm dẫn đến diện tích lớp cắt giảm làm giảm Fz. Tuy nhiên,

L c ti ếp t u y ến t ru n g b ìn h Fz

ảnh hưởng của biến dạng phoi hớn hơn nên lực căt Fz tăng. Tiếp tục tăng r lên 1.2 mm, lúc này thêm chiều dài lưỡi cắt tham gia cắt giảm, lực cắt giảm. sự giảm lực cắt do giảm chiều dài lưỡi cắt và do giảm góc nghiêng chính mạnh hơn việc tăng lực cắt do tăng biến dạng phoi nên khi này lực cắt giảm.

Lực Fz trung bình tăng khi lượng chạy dao S tăng từ 0.06 mm/vòng đến 0.08 mm/vòng, sau đó tiếp tục tăng khi tiếp tục tăng S lên 0.1 mm/vòng.

Điều này có thể được giải thích như sau: Ban đầu khi tăng S thì chiều dày cắt tăng làm diện tích lớp cắt tăng. Mặt khác khi chiều dày cắt tăng thì hệ số biến dạng phoi giảm tức là giảm lực gây biến dạng phoi. Tuy nhiên, tổng hợp 2 yếu tố trên khi S tăng thì lực cắt Pz tăng.

Kết quả phân tích tỉ số SN của Fz được thể hiện trong bảng 3.13 và hình 3.9 và thực tế cũng đề chỉ ra rằng: Bán kính mũi dao r ở mức 1 (0.4 mm) và lượng chạy dao S ở mức 1 (0.06 mm/vòng) cho lực tiếp tuyến Fz có trị số nhỏ nhất và bằng 36.67 N.

Bảng 3.13. Mức độ ảnh hưởng của các thông số đến tỉ số SN của Fz

Mức Thông số r S 1 -32.97 -32.1 2 -34.12 -33.96 3 -33.72 -34.74 Delta 1.15 2.63 Thứ tự ảnh hưởng 2 1

Hình 3.9. Ảnh hưởng của các thông số đến tỉ số SN của Fz

Kết luận:

Khác với gia công bằng tiện thông thường (lực cắt tiếp tuyến Fz thường là thành phần có trị số lớn nhất), trong tiện cứng thành phần lực cắt hướng kính Fy mới là

thành phần lực có trị số lớn nhất.

-Bán kính mũi dao là thông số ảnh hưởng mạnh hơn đến nhám bề mặt còn lượng chạy dao ảnh hưởng mạnh hơn đến lực cắt. Từ kết quả phân tích cho thấy, với cùng lượng chạy dao S = 0.06 mm/vòng, bán kính mũi dao bằng 0,8 mm sẽ cho nhám bề mặt và lực cắt hướng kính nhỏ nhất, bằng 0,4 mm cho lực tiếp tuyến nhỏ nhất và bằng 1,2 mm cho lực chiều trục nhỏ nhất.

-Lượng chạy dao là thông số ảnh hưởng mạnh hơn bán kính mũi dao đối với lực cắt. Trong các trường hợp, lượng chạy dao tăng thì nhám bề mặt và lực cắt đều tăng. Lượng chạy dao nhỏ nhất trong các mức khảo sát cho nhám bề mặt và lực cắt nhỏ nhất. Lượng chạy dao tối ưu là 0,06 mm/vòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của bán kính mũi dao đến quá trình tiện cứng thép ổ lăn bằng dụng cụ PCBN (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)