Số lượng các loài tái sinh gia tăng cùng với số lượng cá thể của loài đã gây ra sự biến động về hệ số của các loài trong công thức tổ thành. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí ưu thế của một số loài trước đó bị mất đi và được thay thế bằng các loài mới xuất hiện với số lượng cá thể lớn.
Tuy những kết quả điều tra thu được cho thấy có sự tăng lên cả về thành phần loài và số lượng cá thể của loài tham gia vào công thức tổ thành nhưng nhìn chung, các loài ưu thế trong công thức tổ thành không có sự khác biệt nhiều. Chiếm ưu thế nhất trong công thức tổ thành vẫn là các loài Vối thuốc, Kháo vàng, Kháo xanh, các loài Dẻ, Sồi, Hoắc quang, Tô hạp… Đây là những loài mà theo đề tài nhận định có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt sau cháy, khả năng cạnh tranh cao với cây bụi và thảm tươi phát triển mạnh, điều này có ý nghĩa lớn trong công tác tuyển chọn loài gây trồng trên các đường băng xanh và các khu rừng phòng hộ sau này.
Những điều kiện thuận lợi về dinh dưỡng và ánh sáng là cơ sở để các loài cây gỗ tái sinh gia tăng về số lượng và thành phần loài. So sánh với công thức tổ thành của các lô rừng đối chứng chúng ta thấy tại các khu rừng bị cháy có sự xuất hiện của nhiều loài không có trong công thức tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh, đây được coi là tác động của cháy rừng làm thay đổi thành phần, số lượng loài, cấu trúc của rừng sau này. Số lượng loài cây gỗ tái sinh tăng mạnh ở lần điều tra thứ hai so với lần điều tra đầu tiên cho thấy thảm thực vật rừng đang có dấu hiệu phục hồi tốt, giai đoạn này cần thiết phải áp dụng các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm điều chỉnh thành phần, mật độ cây tái sinh một cách thích hợp theo hướng có lợi về sau.
Chất lượng cây tái sinh được coi là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ thành công trong công tác phục hồi rừng. Để có được đánh giá chính xác hơn về khả năng phục hồi thảm thực vật rừng sau cháy, đề tài đã tiến hành điều tra, đánh giá chất lượng cây tái sinh thông qua các chỉ tiêu mật độ (N cây/ha), Doo, Hvn.
a. Khu vực xã Tả van
Bảng 4.5: Kết quả so sánh một số chỉ tiêu về cây tái sinh giữa các trạng thái rừng bị cháy với rừng đối chứng khu vực Tả Van
TT Đối tượng nghiên cứu
Chỉ tiêu N
(cây/ha) Htb (m) Số loài 1 Rừng không bị cháy (đối chứng)
Trạng thái Ic 640 1.75 7
Trạng thái IIa + IIb 780 2.27 21
2 Rừng sau cháy 6 tháng
a. Trạng thái Ic 720 0.76 12
Tỷ lệ so với nơi rừng không cháy (%) 112.5 43.4 171.4
b. Trạng thái IIa + IIb 780 0.73 18
Tỷ lệ so với nơi rừng không cháy (%) 100.0 32.2 85.7
3 Rừng sau cháy 38 tháng
a. Trạng thái Ic 1200 1.42 6
Tỷ lệ so với nơi rừng không cháy (%) 187.5 81.1 85.7
b. Trạng thái IIa + IIb 1920 1.35 12
Bảng số liệu 4.5 cho ta thấy cây tái sinh trên các trạng thái rừng bị cháy đang phát triển khá tốt, thể hiện ở các thông số sau:
- Mật độ cây tái sinh trung bình:
+ Mật độ cây tái sinh trung bình rừng Ic là: 720 cây/ha. tăng 12,5% so với rừng đối chứng ở đợt điều tra 6 tháng sau cháy; 1200 cây/ha tăng 87,5% so với rừng đối chứng ở đợt điều tra 38 tháng sau cháy.
+ Mật độ cây tái sinh trung bình rừng IIa, IIb sau cháy 6 tháng không khác biệt so với rừng đối chứng nhưng sau cháy 38 tháng lại tăng 146,6% so với rừng đối chứng.
- Chiều cao trung bình:
+ Chiều cao trung bình ở trạng thái rừng Ic tại thời điểm sau cháy 6 tháng chỉ đạt 0,76m, giảm 56,6% so với rừng đối chứng cùng trạng thái; Sau cháy 38 tháng, chỉ tiêu này có tăng 1,42m giảm nhưng vẫn thấp hơn so với rừng đối chứng.
+ Chiều cao trung bình trạng thái rừng IIa, IIb sau cháy 6 tháng đạt 0,73m (giảm 67,8% so với rừng đối chứng). Sau hơn 3 năm, chỉ số này đạt 1,35m và cũng vẫn thấp hơn so với rừng đối chứng.
- Số loài xuất hiện trong tổ thành:
+ Số loài xuất hiện trong tổ thành của trạng thái rừng Ic sau khi cháy 6 tháng là 12 loài (cao hơn 71,4% so với rừng đối chứng) nhưng ở đợt điều tra tại thời điểm 38 tháng sau cháy chỉ điều tra được 6 loài (giảm 50% so với rừng Ic ở đợt điều tra trước đó).
+ Ở trạng thái rừng IIa, IIb sau khi cháy 6 tháng có mặt 18 loài (giảm 14,3%) so với rừng đối chứng. Tại thời điểm sau khi cháy 38 tháng chỉ điều tra được 12 loài (giảm 33,3% so với thời gian điều tra trước đó).
Bảng 4.6: Kết quả so sánh một số chỉ tiêu cây tái sinh giữa các trạng thái rừng bị cháy với rừng đối chứng khu vực Bản Hồ
TT Đối tượng Chỉ tiêu N (cây/ha) Htb (m) Số loài 1 Rừng không bị cháy (đối chứng)
Trạng thái Ic 720 1.62 10
Trạng thái IIa + IIb 1200 1.66 10
2 Rừng 38 tháng sau cháy
a. Trạng thái Ic 1950 1.53 11
Tỷ lệ so với nơi rừng không cháy (%) 270.8 94.4 110.0
b. Trạng thái IIa + IIb 2110 1.63 9
Tỷ lệ so với nơi rừng không cháy (%) 175.8 98.2 90.0
- Mật độ cây tái sinh trung bình:
+ Mật độ cây tái sinh trung bình ở rừng Ic sau khi cháy 38 tháng đạt 1950cây/ha, tăng trung bình 170,8% so với rừng đối chứng.
+ Mật độ cây tái sinh trung bình ở rừng IIa, IIb sau cháy 38 tháng là khá cao, với 2110 cây/ha, mức tăng trung bình 75,8% so với rừng đối chứng.
- Chiều cao trung bình:
+ Chiều cao trung bình trạng thái rừng Ic sau cháy 38 tháng khá lớn (1,53m) nhưng vẫn thấp hơn so với rừng đối chứng..
+ Ở trạng thái rừng phục hồi, sau khi cháy 38 tháng chiều cao trung bình đạt 1,63 m. xấp xỉ so với rừng đối chứng.
- Số loài xuất hiện trong tổ thành:
+ Số loài xuất hiện trong tổ thành của trạng thái rừng Ic là 10 loài. ở đợt điều tra sau khi cháy 38 tháng có tăng hơn 1 loài so với rừng đối chứng.
+ Ở trạng thái rừng IIa và IIb, số loài điều tra là 11 loài. Sau khi cháy 38 tháng, chỉ điều tra được 9 loài, thấp hơn so với rừng đối chứng.
Từ kết quả so sánh đối với 02 khu vực nghiên cứu trên, có thể nhận xét rằng: dưới tác động của cháy rừng, cấu trúc rừng và đất rừng đã bị thay đổi đáng kể. Tại khu vực qua cháy, đã có sự tái sinh mạnh các loài thực vật, đặc biệt là các loài thực vật bản địa, có sức chống chịu cao và khả năng tái sinh tốt, chủ yếu là tái sinh chồi (Ví dụ như Vối thuốc, Kháo, Chắp tay, các loài dẻ…). Tại khu vực xã Tả van, hiện mật độ cây tái sinh ở các diện tích bị cháy đạt từ 1200 cây/ha (trạng thái Ic) đến 1920 cây/ha (trạng thái rừng phục hồi). Còn khu vực xã Bản Hồ. con số này đạt từ 1900 cây/ha (trạng thái Ic) đến 2110 cây/ha ở trạng thái rừng phục hồi.
Chính vì thế, có thể đánh giá khả năng phục hồi rừng sau cháy của khu vực nghiên cứu tương đối khả thi.