Đánh giá một số đặc điểm về lớp thảm thực vật tại địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng sau cháy tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 53 - 54)

cứu

a. Tầng cây cao

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch về mật độ rất rõ ở trạng thái rừng chưa qua cháy và đã qua cháy tại hai khu vực nghiên cứu, đối với khu vực xã Tả Van trước khi cháy là 453 cây/ha, sau cháy là 55 cây/ha; khu vực xã Bản Hồ trước khi cháy là 420 cây/ha, sau khi cháy là 68 cây/ha. Điều này cho thấy đối với cả hai khu vực, cháy rừng đã ảnh hưởng rất lớn đến tầng cây cao. Có sự chênh lệch rõ nét về độ tàn che cũng như mật độ tầng cây cao ở thời gian trước và sau khi cháy rừng.

Ở các lâm phần đối chứng thể hiện rõ cấu trúc rừng thành 2-3 tầng tán, cụ thể như sau: Tầng trên cùng gồm phần lớn các loài Dẻ, Vối thuốc, Trám ,… chiều cao trung bình là 12-15m, tầng tán này xếp liên tục. Tầng thứ hai gồm các loài cây gỗ nhỏ như: Mò gối thuốc, Chè lông, Tô hạp… với chiều cao trung bình là 6-8m nhưng sau khi cháy, cấu trúc tầng tán này đã thay đổi hoàn toàn.

Từ những đánh giá trên ta có thể khẳng định mức độ thiệt hại sau cháy là rất lớn đối với tầng cây cao. Việc phục hồi chính những loài cây tầng cao là rất khó khăn bởi chúng đã bị tổn thương nghiêm trọng do cháy. Để phục hồi lại rừng, cần quan tâm tới lớp cây tái sinh.

b. Cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi

Từ kết quả bảng 4.2 và 4.3 ta cho thấy, mặc dù sự biến động về tổ thành cây tái sinh không thể hiện rõ quy luật theo thời gian sau khi cháy ở các trạng thái rừng nhưng có thể thấy rõ rằng mật độ cây tái sinh trung bình ở các trạng thái chưa qua cháy thấp hơn nhiều so với các trạng thái đã qua cháy. Điều này thể hiện rõ hơn qua kết quả điều tra thời gian sau khi cháy 38 tháng. Mật độ cây tái sinh tăng từ 1200 cây/ha đến 1920 cây/ha đối với khu vực xã Tả Van; 1900 cây/ha đến 2110 cây/ha đối với khu vực xã Bản Hồ. Điều này cho thấy sự đồng đều về mức độ tái sinh của rừng đối với khả năng tái sinh và đặc biệt các loài cây tái sinh là tương đồng với nhau gồm các loài như: Vối thuốc, Dẻ, Trám, kháo,… Tái sinh chồi chiếm tỷ lệ trên 60%.

Lớp thảm tươi cây bụi ở cả hai khu vực đều phát triển rất nhanh chóng sau khi rừng và trạng thái Ic bị cháy cả về thành phần loài, mức độ sinh trưởng và độ che phủ. Sự phát triển của chúng có thể giúp phục hồi nhanh thảm thực bì, hạn chế xói mòn nhưng cũng là nhân tố quan trọng cản trở sự phát triển của các loài cây tái sinh ở tất cả các diện tích sau cháy ở khu vực nay.

Từ những so sánh trên ta có thể đề xuất các biện pháp phục hồi cho hai khu vực trên và dựa vào mức độ tái sinh của các loài ưu thế để lựa chọn loài cây trồng phù hợp, có tính chống chịu lửa tốt, khả năng phát triển sau cháy nhanh, khả năng thích ứng với môi trường, điều kiện lập địa và địa hình tại khu vực nghiên cứu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng sau cháy tại vườn quốc gia hoàng liên lào cai (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)