7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nhân vật văn học
“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, sáng tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [ 38, tr.114].
Trong tác phẩm tự sự, nhân vật văn học có bản chất hai mặt. Một mặt, nó là chủ thể của hành động, là động lực thúc đẩy cốt truyện phát triển, vì thế có thể coi chúng như yếu tố mang hành động, mang chức năng, ý nghĩa nhất định. Mặt khác, trong tác phẩm, nhân vật có một ý nghĩa độc lập, không phụ thuộc vào cốt truyện, nó xuất hiện như là người mang đặc điểm, phẩm chất ổn định,
vững bền, trở thành những tính cách độc đáo điển hình.
Trong tác phẩm Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.
1.3.3. Chủ đề trong truyện và kí
“Chủ đề là vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm được đặt ra từ toàn bộ hiện thực mà tác phẩm thể hiện” [10, tr.119]. Như vậy, sự hình thành chủ đề của tác phẩm có mối liên hệ mật thiết với hiện thực đời sống và với ý đồ sáng tác của nhà văn. Những tác phẩm có giá trị bao giờ cũng lấy thực tế khách quan làm cơ sở, từ đó phát hiện một cách kịp thời và chính xác những vấn đề quan trọng nhất, cấp thiết nhất của đời sống và lí giải vấn đề đó một cách đúng đắn.
Chủ đề có một vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn.
Chủ đề không phải là chất liệu trực tiếp tạo thành tác phẩm. Nó là một nhân tố thuộc nội dung khái quát của tác phẩm, nó được thực hiện, được cụ thể hóa qua những chất liệu trực tiếp khác. Trước hết, dấu hiệu về chủ đề hay được bộc lộ qua tên gọi (nhan đề, đầu đề) của tác phẩm; có thể bộc bộc lộ trực tiếp trong những lời phát biểu của tác giả. Nhưng về cơ bản, chủ đề thường được biểu hiện qua hệ thống hình tượng, hệ thống nhân vật, nhất là qua hình tượng chính, nhân vật chính.
1.4. Đôi nét về việc dạy học truyện và kí, dạy học nghĩa của câu và giảng dạy văn hoá cho học sinh ở trƣờng trung học phổ thông.
1.4.1. Tình hình dạy học truyện, kí ở trƣờng phổ thông
Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống: Ở trường phổ thông hiện nay, môn Ngữ văn nhấn mạnh ba mục tiêu chính :
1. Trang bị những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ và văn học – trọng tâm là tiếng Việt và văn học Việt Nam – phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống.
3. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Xuất phát từ mục tiêu đó, chương trình Ngữ văn THPT đã lựa chọn các tác phẩm thuộc mọi thể loại khác nhau của văn học Việt Nam (bao gồm văn
tiến hành trên hai thể loại: truyện, kí. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu khái quát về tình hình dạy học hai thể loại này ở trường phổ thông.
Tổng số các văn bản truyện và kí được giảng dạy trong chương trình phổ thông là 25. Song đối tượng khảo sát của chúng tôi chỉ trong phạm vi là các văn bản viết bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nên số lượng tác phẩm khảo sát của luận văn là: 21. Để tiện cho sự trình bày, chúng tôi tạm chia các văn bản khảo sát của mình thành: truyện dân gian, truyện hiện đại, kí hiện đại như bảng dưới đây:
STT Thể loại Tác giả - tác phẩm Lớp
10 11 12
1 Truyện
dân gian
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ
x
2 Tấm Cám x
3 Nhưng nó phải bằng hai mày x
4 Tam đại con gà x
5
Truyện hiện đại
Hai đứa trẻ - Thạch Lam x
6 Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân x
7 Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh x
8 Chí Phèo - Nam Cao x
9 Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan x
10 Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng
Phụng
x
11 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài x
12 Vợ nhặt - Kim Lân x
13 Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi x
15 Một người Hà Nội - Nguyễn Khải x
16 Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu x
17 Bắt sấu rừng U Minh Hạ - Sơn Nam x
18 Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng x
19 Kí hiện
đại
Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ
Ngọc Tường
x
20 Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân x
21 Những năm tháng không thể nào quên - Võ
Nguyên Giáp.
x
Tiếp cận với các văn bản truyện dân gian Việt Nam, học sinh sẽ hiểu thêm về lịch sử dân tộc, hiểu thêm tâm hồn, tính cách Việt Nam, từ đó, hình thành ý thức và tinh thần dân tộc một cách tự nhiên sâu sắc.
So với phần văn học dân gian, phần văn học hiện đại chiếm một tỉ lệ lớn trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT (14/21 tác phẩm). Truyện hiện đại được viết bằng chữ Quốc Ngữ, thuộc bộ phận văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX, chủ yếu xoay quanh khuynh hướng: lãng mạn và hiện thực.
Đây là những tác phẩm có sự thống nhất cao độ giữa tư tưởng và tài năng của tác giả, giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Mặt khác chính những tác phẩm văn học hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT đã phản ánh được lịch sử dân tộc.
Quan sát bảng ở trên, chúng ta thấy: các văn bản kí được tập trung học ở lớp 12, nội dung chính của nó là ca ngợi vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống, con người và quê hương.
Khi giảng dạy các văn bản này, giáo viên đã bám sát mục tiêu dạy học bộ môn, nắm vững phương pháp khai thác các tác phẩm theo đặc trưng thể loại;
cái hay, cái đẹp của các kiểu loại văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Qua mỗi giờ học, học sinh không chỉ được rèn luyện năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học mà còn được phát triển về vốn từ ngữ, thấy được những cách thức lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ để tạo lập các kiểu loại văn bản một cách hiệu quả nhất.
Tìm hiểu ngôn ngữ qua ngữ liệu là các văn bản giảng dạy ở trường phổ thông, vận dụng tri thức ngôn ngữ vào việc phân tích phục vụ việc giảng dạy văn học là một việc làm có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, trong số những tri thức ngôn ngữ được vận dụng vào phân tích văn học, NTT còn ít được đề cập.
Vì lẽ đó, kết quả của đề tài Nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn
bản truyện và kí giảng dạy ở trường trung học phổ thông sẽ có những đóng
góp nhất định vào việc nâng cao chất lượng tìm hiểu các văn bản nghệ thuật và góp phần cụ thể hóa mục tiêu dạy học Ngữ văn như đã nêu ở phần trên.
1.4.2. Đôi nét về việc dạy học nghĩa của câu ở trƣờng phổ thông 1.4.2.1. Mục tiêu dạy học nghĩa của câu
Trong Phân phối chương trình Ngữ Văn 11 - chương trình chuẩn, (thực
hiện tại Sở GD & ĐT Thái Nguyên) bài Nghĩa của câu được giảng dạy và học
tập ở tiết 74 và tiết 81 (tuần 20 và 23) thuộc chương trình học kì II. Sách giáo khoa đã xác định mục tiêu của bài học trên ba phương diện: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Về kiến thức: Qua hai giờ học bài Nghĩa của câu học sinh nhận biết
được câu có hai thành phần nghĩa tường minh: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái . - Về kĩ năng: Qua hai tiết học, cần cung cấp cho học sinh một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa phù hợp nhất. Qua đó học sinh vận dụng các kĩ năng được rèn luyện vào phần Đọc hiểu, tạo lập văn bản, tạo nền tảng để đọc văn đạt hiệu quả cao.
- Về thái độ: Giúp học sinh nhận thức được vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc học nghĩa của câu đối với hoạt động giao tiếp giữa con người với con người, đồng thời thấy được vai trò của việc học nghĩa của câu đối với việc học văn và làm văn. Hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giúp học sinh có trách nhiệm trau dồi, bồi dưỡng ngôn ngữ mẹ đẻ, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.
1.4.2.2. Thực tế giảng dạy nghĩa của câu
Nghĩa của câu là phần kiến thức cơ bản và rất được coi trọng ở cấp THPT. Dạy học nghĩa của câu vừa phải trang bị cho học sinh một số kiến thức tối thiểu về ngôn ngữ học vừa rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong từng hoàn cảnh giao tiếp.
Khi dạy bài Nghĩa của câu, có thể nhận thấy :
- Trong hai thành phần nghĩa của câu (nghĩa sự việc, NTT), học sinh dễ
dàng nhận biết được nghĩa sự việc bởi thành phần nghĩa này thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và các thành phần phụ khác. Còn thành phần NTT là vấn đề khó đối với học sinh phổ thông. Bởi nó vô cùng phong phú, phức tạp, thường được thể hiện bằng các từ không có nghĩa từ vựng rõ ràng thậm chí nhiều loại NTT có thể hòa quện với nhau trong một phương tiện ngôn ngữ hay đan xen với nghĩa sự việc.
- Thành phần NTT được giảng dạy ở sách Ngữ văn 11 chỉ tập trung vào
hai trường hợp:
+ Một là: sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
+ Hai là: Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Đây là hai trường hợp có ý nghĩa thiết thực với việc vận dụng để lĩnh hội và tạo lập văn bản. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, học sinh còn gặp khó
khăn trong việc nhận diện các phương tiện biểu thị NTT. Trước những yêu cầu
dữ liệu cho trước, theo những yêu cầu và hoàn cảnh giao tiếp nhất định, nhiều em còn lúng túng, hoặc chưa hiểu rõ yêu cầu.
Từ những điều đã trình bày, khi dạy về nghĩa của câu, chúng tôi luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh có kĩ năng phân tích, nhận diện, lĩnh hội nghĩa của câu. Đặc biệt là thành phần NTT bởi nó hết sức đa diện và phức tạp. Việc phân tích loại nghĩa này có ý nghĩa thiết thực trong việc tiếp nhận, tạo lập câu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài một mặt góp phần làm sáng tỏ khái niệm tích hợp dạy học, vận dụng thành tựu nghiên cứu của tiếng Việt vào dạy học Ngữ văn. Mặt khác những ứng dụng được trình bày có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên áp dụng trong thực tế dạy học Ngữ văn nói chung và dạy nghĩa của câu nói riêng.
1.4.3. Sơ lược về việc dạy học văn hoá cho học sinh ở trường phổ thông
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Như một thuộc tính quan trọng bậc nhất, văn hóa chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của con người nói riêng và nhân loại nói chung. Văn hóa tổ chức và điều chỉnh xã hội, giúp con người giao tiếp và thông tin, văn hóa giáo dục và đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội. Văn hóa có vai trò quan trọng như vậy cho nên giáo dục văn hóa cho học sinh là một việc làm cần thiết ở các nhà trường. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em đã đạt được sự phát triển về mặt thể chất. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Nhà trường lúc này có vai trò đặc biệt quan trọng bởi có thể giúp các em không chỉ trang bị kiến thức mà còn hoàn thiện nhân cách của mình.
Ở trường phổ thông việc dạy học văn hoá được tổ chức lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp...đặc biệt là được tích hợp qua các môn học.
Đối với môn Văn hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp chủ yếu là tích hợp các kiến thức của cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn hoặc tích hợp kiến thức của các môn học khác như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... Còn vấn đề tích hợp giáo dục văn hoá trong dạy học Văn cũng đã được đề cập đến song chưa thật cụ thể.
Thực tế cho thấy: Văn học là một thành tố của văn hóa, văn hóa chính là môi trường rộng lớn để cho văn học ra đời, kiếm tìm đề tài, chủ đề và thể hiện bằng ngôn ngữ. Một mặt văn học có nguồn gốc từ văn hóa, chịu sự chi phối của văn hóa, mặt khác văn học cũng tác động trở lại văn hóa. Bằng nghệ thuật ngôn từ, các nhà văn có thể đấu tranh, phê phán một số biểu hiện văn hóa tiêu cực đồng thời cũng khẳng định ngợi ca những giá trị văn hóa chân chính của dân tộc. Cho nên, dạy văn hóa qua tác phẩm văn học chính là giúp cho học sinh có hiểu biết về những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cảm xúc thẩm mĩ của dân tộc… được tác giả phản ánh, trình bày trong các tác phẩm. Với bậc học phổ thông, người giáo viên có thể qua việc dạy các tác phẩm văn học mà dạy về văn hóa, và ngược lại, qua văn hóa để hiểu về ngôn ngữ của một dân tộc. Từ việc tìm hiểu ngôn ngữ của mỗi tác phẩm văn học, ta tìm thấy những đặc trưng tri nhận của nhà văn. Đồng thời góp phần lý giải phong cách tác giả, thị hiếu độc
giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Giữa văn học và văn hoá có
mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tích hợp dạy văn hóa qua Văn học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã
văn hoá được bao hàm bên trong nó. Trong NTT của câu có một bộ phận
nghĩa liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội mà nắm được chúng, ta có thể chiếm lĩnh văn bản từ góc độ văn hoá. Thêm vào đó, những hiểu biết về văn hoá Việt cũng được sâu sắc hơn khi làm sáng tỏ NTT của câu trong các văn bản văn học ở các thời kì khác nhau, của các vùng miền khác nhau.
Do vậy, có thể khẳng định, sự tìm hiểu NTT của câu trong các văn bản