Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.4.3. Sơ lược về việc dạy học văn hoá cho học sin hở trường phổ thông
Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Như một thuộc tính quan trọng bậc nhất, văn hóa chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của con người nói riêng và nhân loại nói chung. Văn hóa tổ chức và điều chỉnh xã hội, giúp con người giao tiếp và thông tin, văn hóa giáo dục và đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội. Văn hóa có vai trò quan trọng như vậy cho nên giáo dục văn hóa cho học sinh là một việc làm cần thiết ở các nhà trường. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em đã đạt được sự phát triển về mặt thể chất. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Nhà trường lúc này có vai trò đặc biệt quan trọng bởi có thể giúp các em không chỉ trang bị kiến thức mà còn hoàn thiện nhân cách của mình.
Ở trường phổ thông việc dạy học văn hoá được tổ chức lồng ghép trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp...đặc biệt là được tích hợp qua các môn học.
Đối với môn Văn hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp chủ yếu là tích hợp các kiến thức của cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn hoặc tích hợp kiến thức của các môn học khác như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân... Còn vấn đề tích hợp giáo dục văn hoá trong dạy học Văn cũng đã được đề cập đến song chưa thật cụ thể.
Thực tế cho thấy: Văn học là một thành tố của văn hóa, văn hóa chính là môi trường rộng lớn để cho văn học ra đời, kiếm tìm đề tài, chủ đề và thể hiện bằng ngôn ngữ. Một mặt văn học có nguồn gốc từ văn hóa, chịu sự chi phối của văn hóa, mặt khác văn học cũng tác động trở lại văn hóa. Bằng nghệ thuật ngôn từ, các nhà văn có thể đấu tranh, phê phán một số biểu hiện văn hóa tiêu cực đồng thời cũng khẳng định ngợi ca những giá trị văn hóa chân chính của dân tộc. Cho nên, dạy văn hóa qua tác phẩm văn học chính là giúp cho học sinh có hiểu biết về những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cảm xúc thẩm mĩ của dân tộc… được tác giả phản ánh, trình bày trong các tác phẩm. Với bậc học phổ thông, người giáo viên có thể qua việc dạy các tác phẩm văn học mà dạy về văn hóa, và ngược lại, qua văn hóa để hiểu về ngôn ngữ của một dân tộc. Từ việc tìm hiểu ngôn ngữ của mỗi tác phẩm văn học, ta tìm thấy những đặc trưng tri nhận của nhà văn. Đồng thời góp phần lý giải phong cách tác giả, thị hiếu độc
giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Giữa văn học và văn hoá có
mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tích hợp dạy văn hóa qua Văn học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã
văn hoá được bao hàm bên trong nó. Trong NTT của câu có một bộ phận
nghĩa liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay các chuẩn mực xã hội mà nắm được chúng, ta có thể chiếm lĩnh văn bản từ góc độ văn hoá. Thêm vào đó, những hiểu biết về văn hoá Việt cũng được sâu sắc hơn khi làm sáng tỏ NTT của câu trong các văn bản văn học ở các thời kì khác nhau, của các vùng miền khác nhau.
Do vậy, có thể khẳng định, sự tìm hiểu NTT của câu trong các văn bản truyện và kí giảng dạy ở trường THPT có tác dụng thiết thực với việc dạy - học