Đối với việc dạy luyện tập nghĩa của câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản truyện, kí giảng dạy ở trường trung học phổ thông (Trang 81 - 102)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

3.1. Vận dụng nghĩa tình thái đánh giá trong các văn bản truyện và kí vào

3.2.2. Đối với việc dạy luyện tập nghĩa của câu

Dạy học tiếng Việt, đặc biệt là dạy về nghĩa của câu không thể thiếu luyện tập. Qua luyện tập, học sinh được khắc sâu thêm kiến thức lí thuyết về nghĩa của câu; trực tiếp vận dụng lí thuyết nghĩa của câu vào hoạt động giao tiếp; giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển được năng lực trí tuệ, có khả năng xử lí tốt các tình huống ngôn ngữ gặp phải trong hoạt động giao tiếp.

Kết quả khảo sát của luận văn đã có những đóng góp thiết thực cho việc luyện tập về nghĩa của câu. Các câu chứa NTTĐG trong các tác phẩm truyện, kí là nguồn ngữ liệu phong phú cần thiết để người giáo viên có thể xây dựng các dạng bài tập phần nào giúp học sinh củng cố lí thuyết về NTT và hình thành năng lực tiếp nhận, sử dụng tiếng Việt.

a. Nhóm bài tập củng cố lí thuyết:

Đây là những bài tập mà ở đó có cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu phân tích, nhận diện, phân loại NTT ở trong câu. Loại bài tập này có mục đích làm sáng

Bài tập 1: Những từ ngữ nào được coi là phương tiện thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau? Vì sao anh/ chị khẳng định như vậy?

- Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt đi ngang qua ngay trước phố - để bán hàng, may ra còn có vài người mua.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

- A Phủ bị bắt sống trói gô chân tay lại.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

- Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng...

(Kim Lân, Vợ nhặt)

- Thằng Cò chưa kịp trả lời, đã bị lôi xềnh xệch đi.

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

- Thiếu những mười tám thằng kia à?

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

- Mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)

- Tháng trước tôi được dịp có mặt trong cuộc tiếp đón ở Thành ủy Huế...

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông)

- Ngô biện chè lá những mười đồng.

(Truyện cười, Nhưng nó phải bằng hai mày)

- Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết.

(Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy) - Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong.

(Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy)

Bài tập 2: Những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây biểu thị ý nghĩa gì?

- Bấy lâu nay con tưởng cha đã chết rồi, té ra cha còn sống.

- được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời.

(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)

- A Phủ mới mười tuổi.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

- Bá Kiến chỉ kịp kêu lên một tiếng. (Nam Cao, Chí Phèo)

- Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc thấy nó không "thơ đời Đường"

nhàn hạ, mà thấy nó chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành sự sống

từ tay nó về tay mình.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)

b. Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng tiếp nhận

Mục đích của nhóm bài tập này là giúp học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào việc phân tích, bình giá, giải thích một hiện tượng ngôn ngữ cụ thể

Bài tập 3: Hãy phân tích sự khác biệt về ý nghĩa ở mỗi cặp câu dưới đây. Chỉ rõ phương tiện tạo nên sự khác biệt đó.

a1. Quả đúng như vậy, toàn bộ nền cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.

a2. Như vậy, toàn bộ nền cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.

b1. Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết. b2. Điều đó cụ già đã báo cho ta biết.

Bài tập 4: Hãy phân tích giá trị của nghĩa tình thái trong các câu dưới

đây.

- Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong.

( Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy) - Ngô biện chè lá những mười đồng.

- Tháng trước tôi được dịp có mặt trong cuộc tiếp đón ở Thành ủy Huế.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông)

- Mà nó còn là cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỉ lúc đúng

ngọ mới có mặt trời.

(Nguyên Tuân, Người lái đò sông Đà)

c. Nhóm bài tập rèn luyện kĩ năng tạo lập

Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên (nói hoặc viết) sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó. Việc thực hiện bài tập này gắn với những hoạt động nói và viết hàng ngày của học sinh nhưng vẫn ở dạng luyện tập theo yêu cầu. Đối với học sinh THPT, giáo viên có thể luyện tập tạo lập câu hoặc tạo lập văn bản. Các bài tập tạo lập có thể ở hai mức độ nửa sáng tạo và sáng tạo. Bài tập nửa sáng tạo có thể thuộc các dạng như điền từ, viết tiếp câu, sáng tạo theo mẫu.

Bài tập 5: Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống của câu ở cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với sự việc.

STT A B

1 Hắn vẫn/..../ dọa nạt hay là cướp giật.

(Nam Cao, Chí Phèo)

chính hay phải biết bao ai đời được 2

Liên trông thấy động lòng thương nhưng /.../ chị cũng không có tiền cho chúng.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

3 Có/.../ người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)

4 Tnú học chậm hơn, mà lại /.../ nổi nóng.

(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

5 /.../ lại còn đi lấy chồng

Bài tập 6: Viết tiếp các câu sau để tạo câu có cặp từ biểu thị nghĩa tình thái:

a. Từ nhở tôi đã là một đứa con gái xấu, lại ...

b. Tuy ta tranh được quyền độc lập đã 5 tháng song các nước chưa ...

c. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã ...

đ. Chị càng chiều con, con chị càng...

e. Cụ bà sung sướng vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại ...

Bài tập 7: Đặt câu với các tổ hợp từ tình thái sau: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, hóa ra, sự thật là, đặt biệt là, đấy mà, ai ngờ.

Bài tập 8: Viết một đoạn văn về chủ đề mùa hè trong đó có sử dụng các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái. Gạch chân dưới các phương tiện đó:

Thông qua các dạng bài tập tiếng Việt, giáo viên có thể kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình, học sinh củng cố được những tri thức tiếng Việt vừa tiếp nhận và nắm vững các kĩ năng tiếp nhận và sử dụng.

3.3. Vận dụng nghĩa tình thái đánh giá trong các văn bản truyện và kí vào việc giáo dục văn hóa cho học sinh trung học phổ thông

Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng làm nên tác phẩm văn học và phân biệt nó với các loại hình nghệ thuật khác như kiến trúc, hội họa, âm nhạc... Từ mã ngôn ngữ, người đọc không chỉ hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn khám phá và hiểu về văn hóa. Tính văn hóa trong tác phẩm văn học được hiện lên qua lối nói, cách nói, hệ thống từ ngữ tưởng chừng giản dị mà lại hàm chứa nhiều ý nghĩa. Văn học và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau cho nên giảng dạy văn hóa qua văn học là một việc làm thiết thực hiệu quả.

Khi tìm hiểu NTTĐG của câu trong các văn bản truyện, kí, có thể nhận thấy các phương tiện biểu hiện và các sắc thái NTTĐG đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh phổ thông. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch

Chẳng hạn các phương tiện biểu thị NTTĐG đã góp phần giáo dục lòng yêu thương con người.

Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là một truyền thống quý báu của dân tộc ta bởi bản chất của nền văn hóa Việt Nam là trọng tình, trọng nghĩa.

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, tình yêu thương con người

không chỉ được thể hiện trong mối quan hệ của Tràng với người vợ nhặt mà còn được phản ánh sâu sắc trong cách đón nhận và đối xử với người dâu mới của bà cụ Tứ.

Ở tác phẩm này, bà cụ Tứ hiện lên là một người mẹ yêu con, thương con. Việc Tràng lấy vợ khiến bà rất ngạc nhiên. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã

cúi đầu nín lặng. Bà nhìn cô con dâu đang vân vê tà áo rách bợt mà lòng đầy

xót thương. Bà thiết nghĩ người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta

mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ. Khi hiểu ra cơ sự, bà đã nhẹ

nhàng bảo các con:

(11) Ừ thôi thì, chúng mày đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.

(Vợ nhặt - tr.28)

Trong hoàn cảnh mình còn chưa lo nổi thân mình, không biết ngày mai sẽ sống ra sao thì bà cụ Tứ có từ chối người đàn bà cũng không có gì đáng trách. Nhưng vì hạnh phúc của con, bà đã sẵn sàng đón nhận người đàn bà ấy.

Ở đây sắc thái đánh giá về ưu thế đã được bộc lộ rõ qua từ thôi thì. Nghĩa là

trong sự đấu tranh giữa sự sống của bản thân với hạnh phúc của con cái, người mẹ nghèo ấy đã gạt những lo toan sang một bên để con cái có thể được sống trong yêu thương hạnh phúc. Bao trùm lên câu nói của bà cụ Tứ là niềm vui

nhưng ẩn sâu bên trong cái mừng lòng của người mẹ lại có cả nỗi buồn, nỗi tủi

lên hình ảnh người mẹ nhân từ, sẵn sàng cưu mang những người đói khát hơn mình. Chính lời nói ấy của bà đã như vòng tay rộng mở để ôm người đàn bà xác xơ ấy từ cõi chết trở về với cõi sống, từ bất hạnh trở về với yêu thương. Chính bà đã thổi vào cuộc đời tăm tối của Thị một nguồn sáng ấm áp tin yêu.

Tình yêu thương của bà cụ Tứ còn được bộc lộ qua lời giãi bày hết sức chân thành mà bà dành cho các con:

(12) Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình

nghèo cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này.

(Vợ nhặt - tr.29)

Được thể hiện điều mong muốn của bà cụ Tứ lúc này là có vài dăm mâm

để cho việc lấy vợ của Tràng đúng với phong tục tập quán dựng vợ gả chồng.

Đó là mong muốn hết sức chính đáng của bà cụ. Với việc sử dụng từ được

trong câu, ngoài tác dụng thể hiện sắc thái đánh giá tích cực và nhấn mạnh thông tin của người nói thì nó còn bộc lộ tấm lòng trân trọng, tình yêu thương của bà cụ Tứ dành người con dâu. Trong niềm hi vọng, người ta vẫn thấy nhen nhóm trong lòng bà nỗi lo:

(13) Năm nay thì đói to đấy.

(Vợ nhặt - tr.29)

Năm nay chính là thời điểm năm 1945 - cái mốc in dấu một nạn đói

khủng khiếp đã đi vào lịch sử: hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói không khí quê

hương vẩn lên một mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người, dưới

những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại như những

bóng ma. Ấy vậy mà, như bèo gặp nước, vợ chồng Tràng đã đến với nhau đánh

cược cùng cuộc đời, cùng cái đói, cái khổ. Thử hỏi sao lòng người mẹ không lo

lắng. Đấy nhấn mạnh đến thông tin về cái đói mà bà cụ Tứ muốn truyền đến

Qua hình ảnh bà cụ Tứ, Kim Lân đã ngợi ca tấm lòng người mẹ nông dân nghèo khổ, tấm lòng yêu thương đùm bọc của con người Việt Nam trong hoàn cảnh khốn cùng.

Thông qua NTTĐG, có thể giáo dục tinh thần trọng chữ viết của người Việt Nam.

Trong xã hội cũ, những người đi thi Hương, thi Hội, thi Đình phải là những người có tài về văn chương, thơ, phú, ngoài võ thuật họ còn trang bị cho

mình nét chữ rồng bay phượng múa. Nhìn vào nét chữ, mọi người có thể biết

được cái tài, cái tâm, và tính cách của người viết. Khi đọc xong tác phẩm Chữ

người tử tù của Nguyễn Tuân, chúng ta biết được Huấn Cao là con người có tài,

đặc biệt là tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Tài năng đó của Huấn Cao được gián tiếp ca ngợi qua mong muốn của viên quản ngục:

(14) Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời.

(Chữ người tử tù - tr.112) (15) Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở

nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng

mình một đôi câu đối do ông Huấn Cao viết.

(Chữ người tử tù - tr.112)

Được thể hiện sự tiếp nhận, sự mong muốn về một cái gì đó tốt lành đối

với mình. Ở đây, mong muốn của viên quản ngục là xin được chữ, xin được một đôi câu đối do ông Huấn viết để treo ở trong nhà.

Từ lâu, xin chữ đã là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Xin chữ thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, trong tri thức. Còn câu đối là nơi lưu giữ những giá trị đẹp về truyền thống văn hóa đạo đức mà người dân Việt muốn truyền dạy cho con cháu.

Với ý nghĩa đó thì mong muốn của viên quản ngục rất đáng trân trọng. Điều đó chứng tỏ: viên quản ngục là một người biết thưởng thức cái đẹp.

Nhưng quan trọng hơn là qua sở nguyện cao quý ấy của ông, người đọc thấy được sự nâng niu trân trọng với những giá trị văn hóa truyền thống.

Qua NTTĐG còn có thể giáo dục cho học sinh niềm tự hào về con người và quê hương đất nước.

Nếu như Người lái đò sông Đà đem đến cho người đọc niềm tự hào về

con người Việt Nam tài hoa nghệ sĩ thì bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông, lại

giúp cho người đọc có thêm những hiểu sâu sắc về sông Hương.

(16) Trong các dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thương nghe nói đến

hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông - tr.198)

Sắc thái đánh giá về lượng (chỉ, duy nhất) cho thấy sông Hương là quà

tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho Huế, là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô, là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa Huế.

Ngoài ra, sông Hương còn có giá trị rất đặc biệt đối với Huế:

(17)...giống như sông xen của Pa - ri, sông Đa - nuýp của Bu - đa - pét;

sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng

thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông.

(Ai đã đặt tên cho dòng sông - tr.199)

Ở đây, sắc thái đánh giá về không gian (ngay) không chỉ giới thiệu về vị

trí địa lí của sông Hương mà còn như một lời khẳng định về giá trị của dòng sông với thành phố Huế. Trong thực tế, đa số cảnh quan, kiến trúc và di sản văn hóa nổi tiếng của vùng đất cố đô đều hội tụ ở sông Hương và hai bên bờ sông. Từ những công trình kiến trúc cung đình như kinh thành, lăng tẩm, đến những công trình tín ngưỡng, tôn giáo như chùa chiền, chánh điện, cho đến các công trình văn hóa, giáo dục, công sở, phố thị, bảo tàng, làng nghề, những con đường và công

Qua những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương là dòng sông kiên cường và mạnh mẽ, anh hùng mà bất khuất. Đó là dòng sông của sử thi ngân vang với những chiến công oanh liệt bảo vệ Tổ quốc. Sông Hương không chỉ in dấu ấn lịch sử, song hành cùng lịch sử mà còn chứa đựng lịch sử của riêng nó - một lịch sử hào hùng và dữ dội, bất khuất và đớn đau. Xét trên góc độ địa lí, dòng sông với cái dáng vẻ của nó đã bao quanh, ôm trọn thành phố Huế. Và đêm đêm, trên khúc sông ấy, những bản đàn, những áng thơ đã được cất lên tạo thành dòng sông của thi ca.

Qua các sắc thái đánh giá cho thấy, sông Hương có một vị trí rất đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản truyện, kí giảng dạy ở trường trung học phổ thông (Trang 81 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)