Nhóm sắc thái đánh giá về chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản truyện, kí giảng dạy ở trường trung học phổ thông (Trang 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nhóm sắc thái đánh giá về chất

Trong nhóm sắc thái đánh giá về chất lại có thể chia thành các sắc thái: đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực, tính hợp lí hay không hợp lí, ưu thế, tính bất ngờ, bất thường, và đánh giá tầm quan trọng của thông tin (nhấn mạnh thông tin).

2.2.3.1. Cặp sắc thái đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực của hiện tượng

Ví dụ:

(30):Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời.

(Chữ người tử tù - tr.112)

Nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

vừa có vẻ đẹp uy nghi của một hào kiệt dám dựng cờ khởi nghĩa chống lại triều

đình, vừa có vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Tài năng ấy đã được ca

ngợi gián tiếp qua sở nguyện của viên quản ngục. Trong ví dụ (30) thông qua

từ được cho thấy: Viên quản ngục đánh giá chữ của Huấn Cao như một vật báu.

Việc có chữ ông Huấn mà treo ở trong nhà được coi là điều may mắn. NTTĐG

về tính tích cực đã được bộc lộ rất rõ qua từ được.

Tương tự như vậy, khi thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói tới trong câu là may mắn, đáng mong muốn, người nói còn thường sử dụng các tổ

hợp từ như: may mà, may ra.

Ví dụ:

(31) Cụ bà sung sướng kêu: "ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa

được to, may mà ông Xuân nghĩ hộ tôi"

(Hạnh phúc của một tang gia - tr.126)

(32) Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống - đường sắt đi ngang qua

ngay trước phố - để bán hàng, may ra còn có vài người mua.

(Hai đứa trẻ - tr.99)

Ví dụ (31) là lời nói của bà mẹ tú Tân trong đoạn trích Hạnh phúc của

một tang gia. Trong khi đưa đám, mọi người đang lào xào phê bình thái độ của

Xuân thì thấy cả đám phải dừng lại. Giữa lúc ấy, xuất hiện sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, cùng hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ mõ, một của Xuân. Điều đó khiến cho bà cụ hết sức cảm động và sung sướng. Theo đánh giá của bà cụ thì nhờ có việc làm này của ông Xuân mà đám ma trở nên long trọng và

Như vậy, khi sử dụng tổ hợp từ may mà người nói thể hiện sự đánh giá của mình về điều được nói tới trong câu là một thực tế đã xảy có ích cho người nói. Vì thế, đó là điều may mắn.

Trong ví dụ (32), may ra lại được dùng để biểu hiện hi vọng về một điều

sẽ xảy ra theo chiều hướng tốt. Ở câu này thì việc còn vài người mua là có thể

xảy ra.

Các ví dụ (30), (31), (32) đều nghiêng về sắc thái đánh giá tích cực. Ngược lại khi đánh giá về tính tiêu cực, các phát ngôn thường xuất hiện

phương tiện như: bị, phải...

Ví dụ:

(33) A Phủ bị bắt sống trói gô chân tay lại.

(Vợ chồng A Phủ - tr.10)

Bị là từ biểu thị chủ thể chịu sự tác động của việc không hay hoặc là đối

tượng của động tác, hành vi không thuận lợi đối với mình. Với ý nghĩa đó trong

ví dụ (33) từ bị chỉ sự không may, nghĩa là theo ý người nói thì chủ thể trong

phát ngôn trên thật bất hạnh khi sự tình xảy ra. Nói một cách khác là người nói đã thể hiện sự đánh giá tiêu cực đối với việc A Phủ bị lũ bạn của A Sử đuổi đánh và bắt được.

Như vậy có thể thấy:

Để đánh giá về tính tích cực các phát ngôn thường hay sử dụng các

phương tiện như: may, may mà, may ra, được,...

Để đánh giá về tính tiêu cực, các phát ngôn thường sử dụng các phương

tiện như: bị, phải, nhỡ ra...

2.2.3.2. Cặp sắc thái đánh giá về tính hợp lí hay không hợp lí

Sắc thái đánh giá nàybiểu hiện ở chỗ người nói cho rằng sự thể được nói

tới trong câu nên hay không nên tồn tại.

Ví dụ:

(34) Ai đời lại còn đi lấy chồng.

Đây là lời bà cô nói với thị Nở, khi bà nghe cháu gái của mình hỏi ý kiến về việc kết duyên với Chí Phèo. Theo bà, thị Nở đã ngoài ba mươi tuổi, ở cái tuổi ấy chẳng ai còn đi lấy chồng. Hơn nữa người mà thị Nở định lấy là một thằng không cha, không mẹ, không thước đất cắm dùi. Vì vậy theo suy nghĩ của bà cô thì khi đã ba mươi tuổi, thị Nở không nên lấy chồng vì chẳng ai làm như thế bao giờ.

(35) A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng nhẽ làng xử mày tội chết,

nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ.

(Vợ chồng A Phủ - tr.12)

Đây là câu nói của thống lí Pá Tra nói với A Phủ trong cuộc xử kiện tại nhà thống lí vì A Phủ dám đánh con quan làng. Theo lẽ thường, khi A Phủ đánh người thì anh sẽ bị làng xử tội chết. Nhưng làng đã tha cho A Phủ được sống để

nộp vạ. Khi sử dụng đáng nhẽ trong câu, người nói thể hiện sự đánh giá rằng

điều được nói đến trong câu đã xảy ra ngược lại với thực tế thông thường. Ở trong câu này, theo chủ quan của người nói việc A Phủ bị xử tội chết mới là đúng, là nên xảy ra.

2.2.3.3. Sắc thái đánh giá về ưu thế

Đánh giá về ưu thế là sự đánh giá rằng dù đều không hay nhưng điều A còn tốt hơn, có ưu thế hơn điều B, bằng chứng là người nói vẫn sẵn sàng chấp nhận điều A thay cho điều B.

Ví dụ:

(36) Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó có

chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe!

(Chí Phèo - tr.147)

Thôi thì dùng để mở đầu một lời kết thúc sự cân nhắc, bàn bạc, biểu thị

điều sắp nói ra là cách giải quyết sự việc mà cuối cùng thấy là đành phải chấp

đàn bà mà Chí Phèo đến trong trạng thái say rượu, tay lại nhăm nhăm cái vỏ

chai thì việc đóng cổng cho thật chắc rồi mặc thây cha nó, nó chửi thì tai liền

miệng đấy, chửi rồi lại nghe của các bà vợ Bá Kiến là một lựa chọn đúng.

Tương tự như thôi thì, thà biểu thị điều sắp nêu ra biết rõ là không hay

nhưng sẵn sàng chấp nhận chỉ để tránh một điều khác. Ví dụ:

(37) Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng.

(Chí Phèo - tr.153)

Ở phần cuối truyện ngắn Chí Phèo, khi hi vọng trở về với cuộc đời lương

thiện bị dập tắt, Chí Phèo một lần nữa tìm đến nhà Bá Kiến. Lúc này bá Kiến vừa đang hơi nhức đầu vừa phải chịu nỗi bức xúc, dằn vặt, ghen tuông. Ngay khi thấy sự xuất hiện của kẻ chuyên gây khó chịu, Bá Kiến đã lập tức đặt lên

bàn cân hai thứ: mất tiềnchịu thêm nỗi quấy rầy rồi nhanh chóng quyết định

chịu mất tiền còn tốt hơn chịu quấy rầy.

2.2.3.4. Sắc thái đánh giá về tính bất ngờ, bất thường

Đánh giá về tính bất ngờ, bất thường nhằm biểu thị rằng điều nói tới trong câu nằm ngoài dự tính của người nói hoặc khác với thường lệ. Ví dụ:

(38) Chính ông ta cũng không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình

trên đầu ông ta mà lại to đến như thế.

(Hạnh phúc của một tang gia- tr.124)

Sử dụng mà lại...như thế trong câu thể hiện sự đánh giá về tính bất

thường của sự tình: ông Phán là người trong cuộc, bị cô Hoàng Hôn cắm sừng. Nhưng ông Phán cũng không ngờ rằng mình lại được cụ cố Hồng hứa sẽ chia thêm một số tiền là vài nghìn đồng nhờ vào cái sừng vô hình trên đầu. Như vậy, ngay từ đầu ông Phán không biết mình sẽ thu được một số tiền từ chuyện ngoại tình của vợ. Điều này tạo nên sự bất thường. Hay một ví dụ khác:

(39) Nói thế Tràng cũng tưởng nói đùa, ai ngờ thị về thật

Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người đàn bà không tên trong truyện ngắn Vợ

nhặt diễn ra thật chóng vánh, chỉ qua hai lần gặp gỡ.

Lần gặp thứ nhất: Trên đường kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng hò chơi cho đỡ

mệt Muốn ăn cơm trắng mấy giò/Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì. Nghe vậy,

thị ra đẩy xe cho anh và còn liếc mắt cười tít nữa. Tràng thích lắm vì từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới có một người con gái tình tứ với mình như vậy.

Lần gặp thứ 2, ở quán nước ngoài chợ. Ban đầu, Tràng không nhận ra vì thị khác quá, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi nhận ra

rồi, trong lời đáp ăn gì thì ăn, chả ăn giầu Tràng sẵn sàng đãi thị bốn bát bánh

đúc. Trong bối cảnh mà người ta lo thân không xong, ai cũng đứng trên miệng vực thẳm của cái chết, hành động thết đãi bốn bát bánh đúc chứng tỏ rằng Tràng là một người khá tốt bụng và cởi mở. Chính sự tốt bụng và cởi mở của Tràng đã đem đến cho Tràng hạnh phúc.

Trong ví dụ (39) quán ngữ ai ngờ thể hiện sự việc xảy ra là bất ngờ với

Tràng. Để đánh giá về điều sắp nêu ra là điều bỗng nhiên nhận thức được, có phần bất ngờ khác với nhận thức, ý nghĩ trước đó, người nói có thể sử dụng các

tổ hợp từ như: té ra, hóa ra, thế ra.

Ví dụ:

(40): Bấy lâu nay con tưởng cha đã chết rồi, té ra cha còn sống.

(Cha con nghĩa nặng - tr.165)

Đoạn trích Cha con nghĩa nặng kể lại sự việc thằng Tí chạy theo cha và

hai cha con gặp nhau trên cầu Mê Tức. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ. Trần Văn Sửu đã 11 năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ với cha vợ và các con lần này không khiến anh quá bất ngờ. Nó được nung nấu trong ân hận và nhớ thương. Anh đã chủ động tìm về. Được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quản Tồn thương: một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho, Trần Văn Sửu vô cùng sung

: Phải chịu đau đớn, cực khổ, buồn sầu, miễn là con được sung sướng. Nhưng với Tí, sự trở về của cha là một bất ngờ lớn. Vì Tí cứ nghĩ cha đã chết từ lâu rồi. Bất ngờ hơn, Tí đã nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí đã hiểu tình cảm của cha nó. Nó càng thương, càng quý trọng cha. Cho nên khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã chạy đuổi theo. Mãi tới cầu Mê Tức, nó mới gặp cha.

Có 9 phương tiện tham gia biểu thị sắc thái đánh giá về tính bất ngờ, bất

thường. Trong đó, các phương tiện tham gia chủ yếu là các tổ hợp từ như: ai

ngờ, hóa ra, té ra, thế ra... Bên cạnh đó là các cặp từ: đã không...mà lại, mà

lại...đến như thế và phó từ: chợt, bỗng.

2.3.3.5. Sắc thái đánh giá về tầm quan trọng của thông tin (nhấn mạnh thông tin)

Đánh giá về tầm quan trọng của thông tin là sự nhấn mạnh nêu bật thông tin quan trọng đáng chú ý trong văn bản để hướng dẫn người nghe phân bổ sự chú ý của mình một cách thích hợp và xử lí chúng chính xác.

Ví dụ :

(41) Dạ bẩm chính y đó. (Chữ người tử tù - tr.112)

Đây là lời của thầy thơ lại nói với viên quản ngục khi ông này còn đang

băn khoăn: Huấn cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái viết

chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?.

Khi nói: Dạ bẩm chính y đó là xác định, khẳng định dứt khoát, đồng

nhất cái đối tượng đang cần xác định trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể với cái đối tượng được nêu ra ở trong câu là: người viết chữ rất nhanh, rất đẹp là y chứ không phải ai khác. Theo dõi các ví dụ dưới đây chúng ta cũng thấy có ý nghĩa tương tự như vậy:

Ví dụ:

(42) Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết.

(43) Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó.

( Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - tr.41)

(44) Nhìn cái thiên nhiên ấy, có những lúc thấy nó không "thơ đời

Đường" nhàn hạ, mà thấy nó chính là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành

sự sống từ tay nó về tay mình.

(Người lái đò sông Đà - tr.187)

Các phương tiện tham gia biểu thị sắc thái đánh giá nhấn mạnh thông tin có mặt ở vị trí đầu, giữa, cuối câu và chủ yếu là từ, phần lớn thuộc từ loại trợ từ:

chính, thật, đấy, quả. Ngoài ra có một cặp từ được sử dụng là: chỉ...duy nhất. Qua phân tích trên các tư liệu đã khảo sát được, có thể nhận thấy: khi nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin, người nói biểu hiện những suy nghĩ, thái độ như sau:

- Nhấn mạnh vào tính chân thực của sự tình trong câu.

- Người nói có cơ sở để khẳng định chắc chắn như vậy, dựa trên sự suy nghĩ, quan sát, chiêm nghiệm... của bản thân.

2.2.3.6. Đặc điểm các phương tiện biểu thị nhóm sắc thái đánh giá về chất

- Về số lượng: có 32 phương tiện tham gia biểu thị nhóm sắc thái đánh về chất.

- Về vị trí: các phương tiện biểu đạt sắc thái đánh giá về chất xuất hiện ở ba vị trí: đầu, giữa và cuối câu.

Các phương tiện ở vị trí đầu câu như: được, ai đời, thà, thôi thì...

Các phương tiện ở vị trí giữa câu như: sinh nghi, may mà, may ra, bị...

Phương tiện ở vị trí cuối câu là tính từ: chán.

- Về cấu tạo: Các phương tiện có cấu tạo là từ, tổ hợp từ, cặp từ/cặp tổ hợp từ. Cụ thể

Từ: động từ: bị, trở thành, phải, được, sinh nghi; tính từ: may, chán, thật;

phó từ: cái, chợt, bỗng; trợ từ: chính, được, đấy, quả; kết từ: thà, nhỡ.

Cặp từ/cặp tổ hợp từ: giá...thì, mà lại...đến như thế, đã...lại, chưa...thì.

2.3. Tiểu kết

Về phương tiện biểu thị nghĩa tình thái đánh giá, luận văn thống kê có

69 phương tiện và được sử dụng trong 295 câu.

Xét theo vị trí trong câu thì vị trí giữa câu có số lần sử dụng cao nhất (chiếm 81,4%). Kế đến là vị trí đầu đầu câu (chiếm 11,9%), tiếp theo là vị trí cuối câu (chiếm 4,4%), vị trí giữa và cuối câu (chiếm 1,4%). Cuối cùng là vị trí đầu và giữa câu (chiếm 0,9%).

Xét đặc điểm cấu tạo: các phương tiện biểu thị NTTĐG trong truyện và kí có kiểu cấu tạo là: từ, tổ hợp từ, cặp từ. Trong đó phương tiện có kiểu cấu tạo là từ phổ biến nhất: chiếm 48%. Thứ đến là tổ hợp từ: chiếm 29%. Còn kiểu cấu tạo cặp từ/cặp tổ hợp từ là ít nhất: chiếm 23%.

Phương tiện có cấu tạo là từ trong các đoạn trích, tác phẩm thuộc 5 từ loại: động từ, tính từ, trợ từ, phó từ, kết từ. Trong đó trợ từ được sử dụng phổ biến hơn cả. Những kết quả khảo sát này có thể đem tới một gợi ý rằng: để biểu thị NTTĐG, nên sử dụng phương tiện chủ yếu là từ, đặc biệt là trợ từ, với vị trí cơ bản là giữa câu.

Về phương diện sắc thái ý nghĩa, nhóm NTTĐG về lượng chiếm: 60,3%,

nhóm NTTĐG về chất chiếm 39,7%.

Mỗi nhóm sắc thái nghĩa đánh giá đều có sự khác biệt về ngữ nghĩa và các phương tiện biểu thị. Phần nghiên cứu về các sắc thái của NTTĐG và các phương tiện biểu thị mỗi sắc thái đó có thể giúp nâng cao khả năng nhận diện mỗi sắc thái của NTTĐG trong các tác phẩm truyện, kí và gợi ý về cách tạo ra chúng.

Tóm lại, chương 2 vừa giúp hiểu rõ hơn về NTTĐG vừa giúp người dạy, người học nâng cao kĩ năng đọc hiểu các văn bản truyện kí ở trường THPT. Đồng thời những kết quả ở đây cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành chương 3- phân tích những ứng dụng của NTTĐG vào việc dạy học Văn học, Tiếng Việt và giáo dục văn hóa cho học sinh THPT.

Chƣơng 3

VẬN DỤNG NGHĨA TÌNH THÁI ĐÁNH GIÁ VÀO VIỆC DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Vận dụng nghĩa tình thái đánh giá trong các văn bản truyện và kí vào việc dạy học Văn học ở trƣờng trung học phổ thông

Trong tác phẩm văn học, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng mà nhà văn quan tâm. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản truyện, kí giảng dạy ở trường trung học phổ thông (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)