- Áp dụng các thông lệ quốc tế
Kinh nghiệm một số nước trong khu vực và châu Á cho thấy, định hướng phát triển công nghiệp hoá ở Việt Nam gần giống với các nước ASEAN, Trung Quốc. Quá trình nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa có những thuận lợi vừa có những thách thức.
Hầu hết các nước trong khu vực tận dụng triệt để lợi thế kinh tế vốn có, lấy nông nghiệp là xuất phát điểm, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, may mặc ... hướng đến xuất khẩu. Sử dụng vốn và công nghệ nước ngoài là yếu tố then chốt thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng vốn đầu tư nước ngoài không hiệu quả, cơ cấu đầu tư bất ổn cùng với hệ thống ngân hàng yếu kém là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Qua nghiên cứu sự phát triển của hệ thống ngân hàng của các nước trong tiến trình hội nhập quốc tế, so sánh với hệ thống ngân hàng Việt Nam thì Việt Nam có những điểm gần giống với hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Thái Lan.
Những quốc gia này cũng bắt đầu sự phát triển đi lên từ mô hình ngân hàng 1 cấp tiến đến xây dựng mô hình ngân hàng 2 cấp, tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ nợ khó đòi gia tăng.
- Áp dụng quy tắc ISO
Áp dụng quy tắc ISO trong quản trị là tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy trình tín dụng đã được ngân hàng đưa ra. Điều này làm cho hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ chặt chẽ hơn, trách nhiệm của CBTD trong từng khâu quản lý sẽ được xác định rõ ràng hơn. Nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam áp dụng quy tắc quản trị ISO một cách đầy đủ nhất, chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD.
Cần phải có và coi trọng những dự báo kinh tế
Hoạt động ngân hàng có hiệu quả cao hay thấp lệ thuộc phần lớn vào những dự báo kinh tế đúng hay sai. Nếu ngân hàng đầu tư tín dụng vào những sản phẩm tốt nó sẽ giúp cho việc thu hồi vốn của ngân hàng sẽ được dễ dàng. Nếu ngân hàng đầu tư tín dụng vào những sản phẩm khó bán, những sản phẩm không có thị trường tiêu thụ thì chắc chắn ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Do đó cần phải coi trọng những dự báo, nhất là những dự báo kinh tế, môi trường quan trọng của hoạt động ngân hàng.
Gắn chặt việc tăng trưởng kinh doanh với khả năng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm tín dụng. Do đó, ngân hàng không thể tăng trưởng tín dụng quá nhanh khi nguồn nhân sự chưa thể đáp ứng được.
Vì vậy, ngân hàng phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ CBTD, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức thị trường nhằm bảo đảm đội ngũ CBTD thích nghi nhanh với sự phát triển kinh doanh của chi nhánh, tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Vì một số lượng CBTD cũng phải đảm bảo sao cho một cán bộ không phải đảm trách một khối lượng công việc khá nặng nề gây ra ách tắc công việc, hoặc công việc thực hiện không được chu đáo, thiếu sót.