Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh bình thuận (Trang 63 - 64)

Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Để thực hiện tốt giải pháp này, ngân hàng cần thực hiện tốt các công việc sau:

- Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xảy ra bằng các hình thức sau:

+ Kiểm tra định kỳ dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra thường xuyên đánh giá tài sản thế chấp theo giá trị, hiện vật

ở thời điểm hiện tại.

+ Theo dõi tình hình chung của ngành, mà trong đó doanh nghiệp vay

hoạt động.

+ Kiểm tra thông qua các thông tin thu nhập được từ các nguồn khác.

- Thông qua giám sát phải đạt được các mục tiêu:

+ Đối với khách hàng: Thường xuyên nắm tình hình tài chính và sự biến

động trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nắm vững chu kỳ sản xuất để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ kịp thời. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đề ra biện pháp xử lý nợ kịp thời khi một doanh nghiệp có biểu hiện xấu, làm giảm khả năng thu nợ của Ngân hàng.

+ Đối với ngân hàng: Xem xét tình hình tuân thủ chính sách, thủ tục cho

vay, những nhược điểm trong quy trình tín dụng, năng lực cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng, định giá tài sản thế chấp, sự bảo đảm của hồ sơ tín

dụng, thực trạng của ngân hàng thông qua việc xếp loại tín dụng. Phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong cán bộ ngân hàng.

Qua kiểm tra, giám sát các khoản nợ có vấn đề cần thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo để có biện pháp xử lý thích hợp, hạn chế tổn thất.

- Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, kiểm soát:

Ngoài công tác giám sát do cán bộ tín dụng tiến hành, đòi hỏi các ngân hàng phải tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng. Nhiệm vụ của tổ chức này là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thể lệ chế độ, quy trình tín dụng tìm ra những sai sót, vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sở có thể đề ra biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh bình thuận (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)