Kiến nghị với Hội sở NHTMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh bình thuận (Trang 70 - 74)

- Công tác tổ chức: Đề nghị tổng giám đốc cho tuyển bổ sung một số vị

trí cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ có trình độ chuyên môn tốt, như phó phòng khách hàng doanh nghiệp, cá nhân, các trưởng bộ phận, nhân viên thẩm định...

- Cơ chế chính sách: Đề nghị Ban Tổng giám đốc nâng mức phán quyết cho Chi nhánh để tạo sự cạnh tranh trên địa bàn. Cán bộ quản lý tín dụng chuyên trách tại hội sở nên hàng tháng thực địa tại Chi nhánh để nắm bắt địa bàn, phối hợp với Chi nhánh đưa ra chính sách tín dụng, cùng Chi nhánh xây dựng phát triển chiến lược kinh doanh theo định hướng của Ngân hàng Sài Gòn. Đề nghị Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các khối cho cơ chế cụ thể để thu hút vốn không kỳ hạn rẻ và hiệu quả trong kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh SCB Bình Thuận trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh SCB Bình Thuận nhằm góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng sẽ tiềm ẩn một số rủi ro, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan và trong hoạt động kinh doanh ngành Ngân hàng cũng vậy. Một trong số những nguyên nhân luôn tồn tại là: nguyên nhân khách quan là do khách hàng vay không có khả năng trả nợ được, hoặc không muốn trả nợ. Nguyên nhân chủ quan là do sự yếu kém của bản thân NHTM. Do đó, nợ quá hạn của NHTM luôn tồn tại, khó tránh khỏi. Nhưng nếu các khoản nợ quá hạn hay tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh, một số nợ quá hạn sẽ trở nên có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán, thậm chí làm phá sản một Ngân hàng. Do đó, mục tiêu của đề tài đặt ra là nghiên cứu về nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh những thành tựu, những thành công đã đạt được, Chi nhánh SCB Bình Thuận cũng vấp phải những khó khăn về chất lượng tín dụng như để xảy ra tình trạng nợ quá hạn hay nợ xấu, tổng dư nợ vẫn còn khiếm tốn so với các Chi nhánh ngân hàng khác. Trong những năm tới SCB Bình Thuận cần cố gắng hết mình trong công cuộc triển khai hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh để có thể hạn chế rủi ro tín dụng một cách thấp nhất đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và an toàn tác động tích cực đến nền kinh tế

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập số liệu nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và chi phối bởi nhiều yếu tố nên trong luận văn không thể tránh khỏi những sai xót. Tôi mong nhận được sự góp ý của tất cả Quý thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.

2. Nguyễn Đăng Đờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân

Hương, Nguyễn Quốc Anh (2005), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.

3. Nguyễn Đăng Đờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân

Hương (2005), Tiền tệ và ngân hàng, Nxb Thống kê.

4. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb

Thống kê.

5. Lê Văn Tề (2000), Tiền tệ và ngân hàng, Nxb Thống kê.

6. Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 42/2011/TT-NHNN;

Thông tư 24/2016/TT-NHNN; Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Thông tư 39/2016/TT-NHNN…

8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Bình Thuận, Bảng Cân đối

Kế toán của Chi nhánh SCB Bình Thuận năm 2013 đến tháng 06/2017, Báo cáo Thống kê về tình hình cho vay năm 2013 đến tháng 06/2017; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh SCB Bình Thuận từ năm 2013 đến tháng 06/2017.

9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, các văn bản hiện hành liên quan đến

công tác tín dụng trong hệ thống ngân hàng SCB.

10. Web Cục xúc tiến thương mại: www.vietrade.gov.vn.

11. Web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh bình thuận (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)